Coi chừng mất quyền khởi kiện

Năm 2006, tôi cho bà B. vay 15 triệu đồng với lãi suất 3%/ tháng (có giấy biên nhận) và cam kết thời hạn vay 1 năm trả đủ tiền gốc và lãi. Đến hạn, bà B không trả và cứ khất lần mãi. Việc này đã được tổ hòa giải hòa giải nhưng không thành. Xin hỏi tiếp theo là cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết?.

Khi nào ủy quyền chấm dứt

Bà Diệp Hồng (Bà Rịa – Vũng Tàu) hỏi: Thời gian đầu tham gia vụ kiện tranh chấp đòi lại tài sản, do sức khỏe của tôi yếu nên ủy quyền cho cháu tôi tham gia giải quyết vụ án. Nay sức khỏe của tôi đã phục hồi, tôi muốn hủy việc ủy quyền đó và trực tiếp tham gia vụ kiện có được không?

- Bà có quyền hủy bỏ việc ủy quyền đó bằng văn bản (có công chứng của Phòng Công chứng/Văn phòng Công chứng hoặc chứng thực của UBND cấp xã), sau đó nộp cho Tòa án nơi đã thụ lý vụ án đó (Khoản 2 Điều 147 Bộ luật Dân sự).

Coi chừng mất quyền khởi kiện

Anh Cái Văn Mung (Bảo Thắng – Lào Cai) hỏi: Năm 2006, tôi cho bà B. vay 15 triệu đồng với lãi suất 3%/ tháng (có giấy biên nhận) và cam kết thời hạn vay 1 năm trả đủ tiền gốc và lãi. Đến hạn, bà B không trả và cứ khất lần mãi. Việc này đã được tổ hòa giải hòa giải nhưng không thành. Xin hỏi tiếp theo là cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết?

- Thẩm quyền giải quyết vụ kiện trên là Tòa án cấp huyện nơi bị đơn cư trú. Tuy nhiên, trước hết phải xem xét về thời hiệu khởi kiện vụ án. Theo quy định tại Điều 159 Bộ luật Tố tụng Dân sự, thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Trong vụ này, thời hiệu khởi kiện là 2 năm, kể từ ngày theo cam kết bà B phải trả tiền cho anh. Do vậy, đến thời điểm hiện nay nếu anh chứng minh được về thỏa thuận ngày gia hạn trả nợ lần sau cùng đang còn trong thời hạn 2 năm thì anh mới có quyền khởi kiện vụ án (Điều 159 Bộ luật Tố tụng Dân sự).

PLVN

Đọc thêm