"Cơn cuồng scandal” của "sao" Việt sắp bị chấn chỉnh

Chiếc thẻ hành nghề giúp quản lý tốt hơn những hành vi sai phạm của nghệ sĩ và còn là biểu hiện của một nền giải trí chuyên nghiệp. Dù không thể phủ nhận, nghệ sỹ cần có sự phá cách và riêng biệt. Tuy nhiên, với chiếc “vòng kim cô” treo lơ lửng, dù khi có ý định, vô tình hay hữu ý họ sẽ biết đâu là điểm dừng…

[links()]Phát ngôn gây sốc, cuồng scandal bằng mọi giá để nổi tiếng… là thực tế đang diễn ra trong một bộ phận đời sống showbiz Việt, bất chấp các khoản phạt theo Nghị định 75 hiện hành, hay theo nghị định mới thay thế Nghị định 75 mà Bộ VHTTDL đang soạn thảo…

Hai năm gần đây, lĩnh vực quản lý nghệ thuật biểu diễn và trình diễn thời trang có nhiều biến động khiến các cơ quan chức năng không theo kịp. Các ngôi sao đua nhau phát ngôn sốc, ăn mặc thiếu vải, và hồn nhiên hát nhép bất cứ chương trình nào. Các công ty tổ chức biểu diễn thì luôn tìm cách lách luật để tạo scandal và quảng cáo trá hình.

Mới nhất là vụ Đêm hội chân dài 7 đã trình diễn nội y trái phép, làm sai lệch nội dung chương trình được duyệt và quảng cáo rượu trái phép. Liên tiếp những vụ ăn mặc phản cảm gây bức xúc dư luận bị xử lý với hàng loạt những ngôi sao phải đóng tiền phạt như Thu Minh, Cao Thái Sơn, Thái Hà…

Thực chất việc cấp thẻ hành nghề cho nghệ sĩ đã được tiến hành lần đầu vào khoảng năm 1998 - 1999. Sau đó, năm 2002 các nhà quản lý văn hóa rà soát Luật Doanh nghiệp đã cho rằng đó là một loại giấy phép con nên báo cáo Chính phủ bãi bỏ loại thẻ này.

Dù Đề án chứng chỉ hành nghề cho nghệ sĩ, người mẫu lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn lần này vẫn đang trên bàn soạn thảo, song theo các nhà quản lý, dự kiến thẻ hành nghề biểu diễn sẽ được cấp lại vào cuối năm nay.

Không thể phủ nhận chiếc thẻ hành nghề là “chiếc vòng kim cô” nhằm giúp cơ quan quản lý kiểm soát tận gốc những vi phạm trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn và trình diễn thời trang đã trở nên nhờn luật với những quảng cáo trá hình hay “treo đầu dê bán thịt chó”…

Và trong bối cảnh “trăm hoa đua nở” đời sống biểu diễn nghệ thuật ngày càng trở nên mất kiểm soát. Cơ quan quản lý văn hóa không đủ lực lượng thanh tra để giám sát các vi phạm. Thì chiếc thẻ hành nghề sẽ  dễ dàng với những biện pháp xử lý nguội, không cần phải “bắt tận tay” và cần đến nghệ sĩ ký biên bản mới phạt được như các biện pháp xử lý hành chính hiện nay.

Và như thế, chiếc thẻ hành nghề giúp quản lý tốt hơn những hành vi sai phạm của nghệ sĩ và còn là biểu hiện của một nền giải trí chuyên nghiệp. Dù không thể phủ nhận, nghệ sỹ cần có sự phá cách và riêng biệt. Tuy nhiên, với chiếc “vòng kim cô” treo lơ lửng, dù khi có ý định, vô tình hay hữu ý họ sẽ biết đâu là điểm dừng…

Rồi với những “lộn xộn” của showbiz Việt hiện tại, án phạt và thẻ hành nghề có thể dung hòa một cách tốt nhất để kiểm soát chặt chẽ và triệt để tiêu diệt những “con sâu làm rầu nồi canh” bằng cách tăng án phạt với một số tổ chức, cá nhân vi phạm và các nhà quản lý có cương quyết mạnh tay hay không… vẫn là những câu hỏi còn bỏ ngỏ ở phía trước...

 Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn xác định việc cấp chứng chỉ hành nghề là việc bức thiết cần phải làm ngay để chấn chỉnh hoạt động biểu diễn cho nghệ sĩ, người mẫu. Ông nói:

“Chứng chỉ hành nghề không phải là giấy chứng nhận chuyên môn,  không phải giấy phép con, không phải là điều kiện cần để đăng ký kinh doanh ngành nghề tổ chức biểu diễn. Việc cấp phép cũng sẽ giúp các nghệ sĩ có ý thức hơn trong việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp, trau dồi chuyên môn để cống hiến những giá trị nghệ thuật đích thực cho khán giả.

Để nhà quản lý có công cụ quản lý các ca sỹ, người mẫu, để “vàng, thau không lẫn lộn”, đã đến lúc, đã cần thiết phải có chứng chỉ hành nghề cho ca sỹ, người mẫu, như là “giấy thông hành” để ca sỹ, người mẫu mang nghệ thuật đến với công chúng, Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn nhấn mạnh”.

Miên Thảo (ghi)

P.V.

Đọc thêm