Nga vừa phóng thành công vệ tinh nhằm xây dựng hệ thống định vị toàn cầu Glonass-K cho riêng mình, đủ sức cạnh tranh với hệ thống định vị toàn cầu của Mỹ (GPS).
Cả GPS và Glonass-K là hệ thống dùng cho cả mục đích dân sự lẫn quân sự. Chúng cho phép Mỹ và Nga theo dõi mọi vật thể trên bề mặt trái đất với “sai số” chỉ khoảng vài m.
Theo kế hoạch, Glonass-K sẽ hoạt động trong 10 năm và bao gồm khoảng 24 vệ tinh. Hiện, Nga phóng thành công 22 vệ tinh lên quỹ đạo và sẽ phóng nốt các vệ tinh còn lại trong năm nay.
Thủ tướng Nga Vladimir Putin khẳng định, Glonass-K sẽ giúp Moscow tự chủ trong định vị vệ tinh. Theo kế hoạch, Glonass-K sẽ giúp Nga độc lập với hệ thống GPS của Mỹ, hệ thống mà trên lý thuyết có thể bị Washington cắt bất cứ lúc nào.
Khi tất cả các vệ tinh của Glonass-K được phóng lên quỹ đạo, hệ thống sẽ bao phủ toàn bộ trái đất và theo dõi mọi vật thể với sai số vài m.
Trước đó, hồi tháng 12/2010, Nga phóng ba vệ tinh cuối cùng của Glonass-K lên quỹ đạo nhưng thất bại và cúng rơi xuống biển sau khi phóng lên từ sân bay Baikonur ở Kazakhstan.
Theo các chuyên gia Nga, các vệ tinh Glonass-K khi đó nhiều khả năng rơi xuống Thái Bình Dương, gần Hawaii. Do đó, Nga sẽ tiếp tục phóng nốt các vệ tinh trong năm nay.
Một quan chức giấu tên của Nga cho biết: “Nguyên nhân của tại nạn có thể liên quan đến sự xâm nhập vào hệ thống điều khiển tự động của tên lửa đẩy”. Đó không phải là một tai nạn, mà là một sự cố tình can thiệp vào hệ thống điều khiển của tên lửa đẩy nhằm gây ra tại nạn, vị quan chức kia nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, một số nhà chức trách của Cơ quan không gian Nga thừa nhận có thể có những lý do khác giải thích cho sự thất bại này, bao gồm các lỗi trong lập trình và phần mềm điều khiển.
Một số nguồn tin khác lại cho biết, lỗi có thể đã xảy ra trong quá trình đốt cháy và tách tầng phóng giữa tầng thứ nhất và tầng thứ hai của tên lửa đẩy Briz-KM.
Một quan chức của Cơ quan không gian Nga cho biết, có thể có những xung điện từ mạnh từ mặt đất, từ biển, từ trên không, hoặc từ không gian bên ngoài nhắm vào hệ thống điều khiển, làm chệch quỹ đạo của tên lửa đẩy.
Cả GPS và Glonass-K là hệ thống dùng cho cả mục đích dân sự lẫn quân sự. Chúng cho phép Mỹ và Nga theo dõi mọi vật thể trên bề mặt trái đất với “sai số” chỉ khoảng vài m.
Theo kế hoạch, Glonass-K sẽ hoạt động trong 10 năm và bao gồm khoảng 24 vệ tinh. Hiện, Nga phóng thành công 22 vệ tinh lên quỹ đạo và sẽ phóng nốt các vệ tinh còn lại trong năm nay.
Glonass-K sẽ giúp Moscow tự chủ trong định vị vệ tinh. (Ảnh minh họa.) |
Thủ tướng Nga Vladimir Putin khẳng định, Glonass-K sẽ giúp Moscow tự chủ trong định vị vệ tinh. Theo kế hoạch, Glonass-K sẽ giúp Nga độc lập với hệ thống GPS của Mỹ, hệ thống mà trên lý thuyết có thể bị Washington cắt bất cứ lúc nào.
Khi tất cả các vệ tinh của Glonass-K được phóng lên quỹ đạo, hệ thống sẽ bao phủ toàn bộ trái đất và theo dõi mọi vật thể với sai số vài m.
Trước đó, hồi tháng 12/2010, Nga phóng ba vệ tinh cuối cùng của Glonass-K lên quỹ đạo nhưng thất bại và cúng rơi xuống biển sau khi phóng lên từ sân bay Baikonur ở Kazakhstan.
Theo các chuyên gia Nga, các vệ tinh Glonass-K khi đó nhiều khả năng rơi xuống Thái Bình Dương, gần Hawaii. Do đó, Nga sẽ tiếp tục phóng nốt các vệ tinh trong năm nay.
Một quan chức giấu tên của Nga cho biết: “Nguyên nhân của tại nạn có thể liên quan đến sự xâm nhập vào hệ thống điều khiển tự động của tên lửa đẩy”. Đó không phải là một tai nạn, mà là một sự cố tình can thiệp vào hệ thống điều khiển của tên lửa đẩy nhằm gây ra tại nạn, vị quan chức kia nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, một số nhà chức trách của Cơ quan không gian Nga thừa nhận có thể có những lý do khác giải thích cho sự thất bại này, bao gồm các lỗi trong lập trình và phần mềm điều khiển.
Một số nguồn tin khác lại cho biết, lỗi có thể đã xảy ra trong quá trình đốt cháy và tách tầng phóng giữa tầng thứ nhất và tầng thứ hai của tên lửa đẩy Briz-KM.
Một quan chức của Cơ quan không gian Nga cho biết, có thể có những xung điện từ mạnh từ mặt đất, từ biển, từ trên không, hoặc từ không gian bên ngoài nhắm vào hệ thống điều khiển, làm chệch quỹ đạo của tên lửa đẩy.
Theo Vu Lan
Đất Việt