Con nghỉ hè, bố mẹ đau đầu!

Nắm bắt được tâm lý lo lắng của các bậc phụ huynh, mỗi khi kì nghỉ hè đến, các trung tâm văn hóa, các cơ sở giữ trẻ tư nhân nở rộ, tuy nhiên chất lượng, cũng như giá cả của nó vẫn là nỗi băn khoăn của nhiều bậc phụ huynh. Và học sinh nói là được nghỉ hè, nhưng với nhiều em, mùa hè là mùa học… năng khiếu.

Nắm bắt được tâm lý lo lắng của các bậc phụ huynh, mỗi khi kì nghỉ hè đến, các trung tâm văn hóa, các cơ sở giữ trẻ tư nhân nở rộ, tuy nhiên chất lượng, cũng như giá cả của nó vẫn là nỗi băn khoăn của nhiều bậc phụ huynh. Và học sinh nói là được nghỉ hè, nhưng với nhiều em, mùa hè là mùa học… năng khiếu.

Mùa hè… học năng khiếu kín tuần

Tại cung văn hóa thiếu nhi, lịch tuyển sinh hè bắt đầu từ ngày 15/6 nhưng từ cuối tháng 5 đã tấp nập nhiều phụ huynh đến tìm hiểu để đăng ký cho con.

Nhiều trẻ được nhồi nhét vào các lớp học kỹ năng cho hết mùa hè
Nhiều trẻ được nhồi nhét vào các lớp học kỹ năng cho hết mùa hè

 Ngày đầu tiên trong kỳ chiêu sinh Hè 2013, Cung Thiếu nhi Hà Nội có số lượng phụ huynh đăng ký cho con em tham gia học ở 71 môn học lên tới hơn 1000 lượt học sinh. Chị Dương Yên cho biết: “Rút kinh nghiệm của năm bị trượt khi đăng ký học hè cho con nên năm nay dù con chưa được nghỉ hè tôi đã đến tìm hiểu đăng ký vài môn cho con gái.

Mong muốn con có một mùa hè vui vẻ, bổ ích để phát triển toàn diện tôi đã chọn cho con 3 môn như: Thời trang, tạo hình bằng đất và tham gia khóa Trại hè Kỹ năng. Hơn nữa đăng ký sớm thì chị có thể chọn khung giờ vàng cho con để việc đưa đón con không ảnh hưởng đến giờ làm việc của mẹ và đảm bảo sức khỏe cho con”.

Đa số HS đều được bố mẹ đăng ký học ít nhất 2 môn, có em học kín lịch 7-8 môn.

Bà Dương Việt Hà, Giám đốc Cung cho biết: Năm 2013, bên cạnh việc tập trung đầu tư cở sở vật chất, nâng cao chất lượng đào tạo của các môn hiện có và để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của phụ huynh, Cung Thiếu nhi mở thêm một số chương trình, môn học mới như Võ Nam Hồng Sơn, bóng bay nghệ thuật, tạo hình bằng đất, chương trình tư vấn, hỗ trợ trẻ tự kỷ, tìm hiểu các làng nghề truyền thống, vui chơi các trò chơi dân gian,… Đặc biệt tiếp tục đáp lại sự ủng hộ của phụ huynh, năm nay Cung Thiếu nhi tổ chức “Trại hè kỹ năng 2013” tại Trung tâm đào tạo phương pháp tổ chức vui chơi cho thanh thiếu niên (IOGT) thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội dành cho các em từ 8 đến 12 tuổi; chương trình “Kỳ học bán trú 2013” dành cho học sinh lớp 1,2,3.

Đăng kí từ 2-3h sáng

Nhiều năm liền, Trường Thể thao thiếu niên 10-10 (Q.Ba Đình, Hà Nội) có tên tuổi nên thu hút nhiều học sinh từ ngoại thành Hà Nội đến học. Chính vì vậy, dù liên tục sửa sang cơi nới cơ sở vật chất nhưng trường luôn nằm trong tình trạng quá tải.

Đặc biệt, môn bơi năm nào cũng tái diễn cảnh phụ huynh căng thẳng vì phải xếp hàng mua đơn xin học cho con từ 2 - 3 giờ sáng. Ông Trần Hữu Nghị cho biết, nhà trường chỉ đáp ứng được 1/10 nhu cầu của phụ huynh bởi chỉ có 1 bể bơi. Năm nào cũng cơi nới phòng học nhưng vẫn không thể nào đáp ứng được bởi có nhiều em ở tận ngoại thành vào đăng ký học tại đây.

Hè 2013, sau mấy ngày tuyển sinh, nhà trường đã tuyển đủ học sinh cho 7 khung giờ vàng, còn lại 3 khung giờ khác thì vẫn tiếp tục tuyển vì đây là những khung giờ làm “khó” cho phụ huynh học sinh như: Sáng sớm hoặc giữa trưa.

Ngoài ra, còn có các môn võ thuật, bóng bàn, bóng đá, cờ vua, bơi lội, khiêu vũ thể thao, nhịp điệu... đều rất đông HS đăng ký. Những năm trước một số môn như organ, dẫn chương trình, võ, khiêu vũ thể thao... đã khóa sổ ngay sau mấy ngày đầu tuyển sinh vì hết sạch chỗ.

Một phụ huynh cho biết: Dù ở nhiều trường cũng tổ chức các lớp năng khiếu học hè cho học sinh nhưng  ở đây đội ngũ GV được đào tạo bài bản và nhiều môn học truyền thống đã có bề dày thành tích trong thi đấu, giá cả hợp lý. Năm nào tôi cũng phải  “rình  rập” thật sớm để biết ngày tuyển sinh của trường mà đăng ký sớm, kẻo bị khóa sổ thì khổ thân cháu không có chỗ học.”…

“Tìm nơi gửi trẻ ngày hè” cũng đang thành chủ đề nóng trên nhiều diễn đàn. Chị Hiền thì cho biết, từ tháng 5 chị tìm nháo nhác tìm lớp học năng khiếu cho con ở Cung Văn hoá thiếu nhi. Ngồi tính toán sắp xếp sao xếp lịch học 6,7 môn năng khiếu để sao trẻ có thể học tất cả các ngày trong tuần khiến cho chị toát mồ hôi.

“Cho con đi học cũng không hẳn vì muốn nhồi nhét kiến thức mà chủ yếu là vì cần có người trông con hộ trong mấy tháng hè.  Cho con đi học đủ thể loại, chắc sau kỳ nghỉ hè cháu sẽ  giỏi “cầm kỳ thi hoạ. Trong khi chỗ vui chơi cho trẻ còn nhiều bất cập, mà bắt trẻ học nhiều cũng không ổn. Nên tôi mong mùa hè qua thật nhanh để còn yên tâm đi làm…”- Chị Hiền thanh minh

Và những bài học từ cuộc sống

Chị Huệ Ân (Đống Đa, Hà Nội) thì chia sẻ: Theo đúng lịch, con gái tôi sẽ được nghỉ hè từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 8 mới nhập học, nghĩa là bé sẽ được nghỉ hơn 2 tháng. Trước kỳ nghỉ hè đã lo sốt vó hàng tháng để tìm người giúp việc trông 2 đứa con dịp hè nhưng đợt cao điểm này càng khó.

Bí quá chị đành phải nhờ ông ngoại ở dưới quê lên trông con giúp một tháng, tháng tiếp theo là nhờ bà nội lên trông lũ trẻ. Biết là như vậy sẽ làm khiến ông bà vất vả nhưng cũng đành chấp nhận giải pháp tình thế này.

Chị Hiên thì tìm ra một giải pháp khác, chị nói: Nếu nghỉ hè mà nhốt bọn trẻ ở nhà quá tù túng thế nên chị quyết định để cho các cháu về quê, vui chơi nghỉ ngơi một thời gian, vừa gần gũi ông bà, vừa giúp trẻ thay đổi không khí, rèn luyện tính tự lập, có nhiều kỹ năng sống hơn.

Hè năm trước cho hai đưa con gái về quê mấy tháng vậy mà khi quay về nhà đã biết thổi cơm, rửa bát, nhặt rau cho bố mẹ. Ngoài ra, chúng còn học được nhiều điều thú vị từ cuộc sống hàng ngày ở nông thôn, chứ không phải qua trang sách.

Thế nhưng không phải ai cũng có thể “thoáng” như chị Hiên.  Cũng như nhiều ông bố bà mẹ ở thành thị, chị Nguyệt lo lắng, cho con về với ông bà ở quê thì con lại bị đảo lộn thói quen, chưa kể hồ ao nhiều cũng rất nguy hiểm.

Năm ngoái mình cho con về nhà ông bà ở Thái Nguyên, đến lúc đi học, cháu quên sạch cả chữ, hỏi gì cũng không biết. Thế nên năm nay, chị quyết định thuê người giúp việc từ rất sớm khi bọn trẻ chưa nghỉ hè. Tuy nhiên ngoài việc phải chịu  giá khá cao thì chị cũng chưa yên tâm về chất lượng chăm sóc trẻ vì đây chỉ là dịch vụ trông trẻ theo thời vụ này”.

Uyên Na

Đọc thêm