Công bố Top 10 doanh nghiệp Công nghệ uy tín năm 2020

(PLVN) -Tập đoàn Công nghiêp- Viễn thông Quân đôi (Viettel) và Công ty TNHH Phần mềm FPT (FSOFT) tiếp tục dẫn đầu Top 10 DN Công nghệ uy tín năm 2020 và Top 10 DN Công nghệ cung cấp Dịch vụ, giải pháp Phần mềm & Tích hợp hệ thống uy tín năm 2020…
Viettel tiếp tục duy trì vị trí số 1 trong  10 DN Công nghệ uy tín năm 2020
Viettel tiếp tục duy trì vị trí số 1 trong 10 DN Công nghệ uy tín năm 2020

Công ty CP Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) vừa chính thức công bố danh sách Top 10 DN Công nghệ uy tín năm 2020. 

Uy tín của các DN Công nghệ được đánh giá lượng hóa một cách khách quan và độc lập, căn cứ theo kết quả đánh giá tài chính DN, đánh giá uy tín DN trên truyền thông bằng phương pháp Media coding, và khảo sát các DN, chuyên gia ngành công nghệ; và được công bố theo 02 Danh sách: Top 10 DN Công nghệ thông tin (CNTT)– Viễn thông (VT) và Top 10 DN Công nghệ cung cấp Dịch vụ, giải pháp Phần mềm & Tích hợp hệ thống uy tín năm 2020.

Theo đó, Danh sách Top 10 DN CNTT-VT uy tín năm 2020 gồm:

 

Trong Top 10 năm nay có 3 DN đầu bảng vẫn giữ nguyên vị trí so với Top năm 2019, Mobifone và Vinaphone có sự hoán đổi vị trí cho nhau.

Đáng chú ý, so với Top 10 DN  CNTT-VT uy tín năm 2018 đã có 2 DN “rớt” bàng là Công ty CP giải pháp thanh toán Việt Nam (VNPAY) và Công ty CP truyền thông VMG, thay thế vào đó là Công ty CP HTC Viễn thông Quốc tế và Công ty CP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn

Danh sách Top 10 DN Công nghệ cung cấp Dịch vụ, giải pháp Phần mềm & Tích hợp hệ thống uy tín năm 2020 gồm:

 

Trong danh sách 2 này, Công ty TNHH Phần mềm FPT (FSOFT) vẫn trụ vững vị trí dẫn đầu. Danh sách này cũng có sự thay đổi khi Công ty CP Công nghệ Sao Bắc Đầu, Công ty CP Dịch vụ Công nghệ Tin học HPT và Công ty CP giải pháp mềm Bình Minh  rời Top 10 nhừng chỗ cho Công ty TNHH Giả pháp mềm Tường Minh,Công ty VTC Công nghệ và Nội dung số (VTC INTECOM) và Công ty CP Đầu tư Thương mại và Phát triển Công nghệ FSI.  

Trong nghiên cứu của mình, Vietnam Report cũng đưa ra những nhận định về thị trường CNTT-VT trong 6 tháng đầu năm và trong thời kỳ “bình thường mới”.

Theo đó, giai đoạn dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trong 6 tháng đầu năm 2020, ngành CNTT cũng phải đối mặt với khó khăn về doanh thu/lợi nhuận tuy nhiên dựa trên đặc thù của ngành, CNTT vẫn được xem là lĩnh vực ít bị ảnh hưởng nhất.

Trong bối cảnh đó, ngành công nghiệp ICT vẫn tạo được những điểm sáng, cụ thể là:

Thứ nhất, các DN công nghệ chủ động phối hợp tích cực với Nhà nước, hỗ trợ người dân và DN tham gia công tác phòng chống dịch thông qua các hoạt động truy vết, giám sát cách ly; chương trình tăng dung lượng data, băng thông nhưng không tăng giá; miễn phí cước data cho học sinh và giáo viên; đưa thông tin hướng dẫn phòng chống dịch vì lợi ích cộng đồng.  

Thứ hai, hoàn thành mục tiêu kép trên cả 6 lĩnh vực quản lý Nhà nước Bưu chính; Viễn thông; Ứng dụng CNTT; An toàn, an ninh mạng; Công nghiệp ICT; Báo chí tuyên truyền ở cả ba phương diện xây dựng thể chế, điều phối liên ngành, và hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổng doanh thu công nghiệp CNTT, điện tử, VT (cả nội địa và FDI) 6 tháng đầu năm ước tính gần 50 tỷ USD, tăng trưởng 2,2% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, doanh thu từ khối FDI đạt 47 tỷ USD, chiếm 95% tổng doanh thu. 

Để đạt được những kết quả khả quan trong bối cảnh khó khăn chung do tác động của đại dịch COVID-19, các DN công nghệ Việt Nam đã có những sự thay đổi trong chiến lược quản trị và chiến lược kinh doanh của DN. 

Khảo sát của Vietnam Report thực hiện tháng 6/2020 đối với các DN trong ngành công nghệ cho thấy cơ cấu chi phí, cơ cấu nguồn nhân lực và công tác quản trị rủi ro đang được xem là 3 ưu tiên chiến lược hàng đầu của các DN công nghệ trong thời gian qua. 

Trong năm 2020, mục tiêu tăng trưởng bình quân của ngành CNTT-VT được kỳ vọng đạt 10-15%/năm, tiếp tục là một trong những ngành nổi bật của Việt Nam. Đặc biệt đầu năm 2020, ngành công nghiệp ICT Việt Nam đã đặt dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển thông tin và truyền thông khi Việt Nam chủ động đầu tư nghiên cứu, sản xuất thành công các thiết bị mạng 5G và thiết bị đầu cuối 5G. Cuộc gọi đầu tiên trên thiết bị 5G mang thương hiệu “Make in Vietnam” diễn ra thành công vào tháng 1/2020 đã tạo đà cho việc thương mại hóa dịch vụ, thiết bị 5G vào cuối năm 2020.

Theo kết quả khảo sát của Vietnam Report với các DN công nghệ, có đến 73,7% DN trong ngành đánh giá thị trường ICT sẽ duy trì đà tăng trưởng trong 6 tháng cuối năm 2020, trong khi có 10,5% DN lạc quan ngành CNTT sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong những tháng cuối năm.

Đọc thêm