Xe cháy, việc làm bỗng dưng mất theo vụ hỏa hoạn khiến những công nhân làm việc tại Công ty Hà Phong (huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang ) thấp thỏm cho tương lai của cả gia đình vốn trông vào đồng lương ít ỏi.
Khó khăn sau hỏa hoạn
Khi hàng nghìn cán bộ, công nhân đang làm việc tại Công ty Hà Phong thì nghe báo cháy. Họ vội túa ra các cửa thoát hiểm. Lúc đó lửa đã bùng lên từ xưởng sản xuất rồi nhanh chóng cháy sang khu để xe máy của cán bộ, công nhân. Mọi người muốn lấy cũng không được vì lúc này bình xăng của các xe khác bén lửa và bị nổ liên tục. Nhiều người khác trèo qua bức tường cao hơn 2 m của khu sản xuất để nhảy xuống ruộng thoát thân.
|
Hỏa hoạn tại Công ty Hà Phong |
Khổ nỗi là những chiếc xe bị cháy chính là phương tiện đi lại duy nhất của đông đảo công nhân làm việc tại Công ty này. Do đó việc xe bị cháy ,thêm vào đó là không có việc làm, cũng đồng nghĩa với việc thời gian tới cuộc sống gia đình của nhiều công nhân sẽ rất khó khăn.
Sau khi “bà hỏa” ghé thăm, phía lãnh đạo công ty Hà Phong hứa sẽ thu xếp công việc trong khoảng thời gian nửa tháng tới. Có mặt tại hiện trường chỉ đạo chữa cháy, ông Giáp Văn Thông, Trưởng phòng Cảnh sát PCCC Công an tỉnh Bắc Giang nhận định đây là vụ hỏa hoạn lớn nhất từ trước tới nay xảy ra trên địa bàn. Toàn bộ lực lượng được huy động thức trắng đêm để chiến đấu với giặc lửa nhưng do có quá nhiều vật liệu dễ cháy ở giữa kho nên việc tiếp cận và khống chế đám cháy gặp khó khăn.
Giá trị của hợp đồng bảo hiểm là giá trị trung Nếu Công ty Hà Phong có tham gia bảo hiểm, về nguyên tắc thì đơn vị bảo hiểm sẽ phải thực hiện trách nhiệm như đã cam kết với Công ty Hà Phong. Tuy nhiên, do không biết được chi tiết hợp đồng bảo hiểm giữa hai bên như thế nào, nên tất cả chỉ là phán đoán có tính nguyên tắc chung. Nhưng tôi tin, Công ty này chắc chắc phải có bảo hiểm tài sản, và sẽ gồm cả tài sản của người lao động khi để trong khuôn viên Công ty, trong giờ lao động. Hy vọng là những thiệt hại của mỗi người công nhân, sẽ được bù đắp. Nhưng cũng xin lưu ý, giá trị bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm đó, thường là giá trị chung, rất ít khi phân định thành từng phần giá trị tài sản riêng biệt. Do đó, một lần nữa lại phải nhấn mạnh, một cái bánh chỉ có thể chia cho mỗi người một chút, không thể chia như ý muốn của từng người được đâu. Kể cả với chủ doanh nghiệp cũng vậy. Cho nên, quan điểm xuyên suốt là, lấy sự nhường nhịn và chung tay chia sẻ làm trọng, để cùng nhau vượt qua khó khăn và trở ngại không ai muốn này Luật sư Huỳnh Thế Tân |
Theo báo cáo nhanh của UBND huyện, toàn bộ máy móc, vật tư, nhà xưởng 1 của công ty bị cháy rụi, mái lợp tôn, khung kèo sắt bị sập, 1.500 xe máy của công nhân để ở nhà xe bị cháy trơ khung. Ông Nguyễn Văn Linh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, cho biết, trước mắt sẽ làm việc với các công ty bảo hiểm để thống kê thiệt hại, có biện pháp hỗ trợ công ty và công nhân…
Mỗi bên chịu thiệt một chút
Về thiệt hại của vụ hỏa hoạn này, cần xác định thiệt hại với chủ doanh nghiệp là rất nặng nề. Chia sẻ với nhau và cùng nhau khắc phục dần là điều duy nhất nên làm trong giai đoạn này đối với cả hai phía– Luật sư Huỳnh Thế Tân, Đoàn Luật sư TP.HCM bộc bạch.
Điều đáng nói là thực tế đã có hơn 1.500 xe máy của công nhân làm việc tại Công ty Hà Phong bị lửa thiêu rụi . Vấn đề đặt ra là theo quy định của pháp luật hiện hành, số tài sản này có được Ban giám đốc Công ty Hà Phong xem xét bồi thường cho công nhân không ?
Vấn đề này, Luật sư Tân cho biết: Bồi thường hay không, còn phụ thuộc vào các cam kết giữa hai bên, khi từng người công nhân, công đoàn cơ sở và chủ doanh nghiệp, có ký với nhau trong Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể hay không? Ngoài ra, điều kiện để bồi thường còn phụ thuộc vào các quy định quản lý trong nội bộ Công ty (như quy chế, nội quy lao động và quản lý tài sản), thậm chí quy định về trông giữ xe của Công ty. Tôi tin chắc, với lượng công nhân và phương tiện lớn như vậy, chắc chắn ở Công ty này phải có những quy định đó. Nếu đã có quy định tương ứng, thì cứ căn theo đó mà xử lý. Trong thực tế, luật pháp chỉ có chế định – hệ thống các quy định về gửi giữ tài sản là có giá trị trong trường hợp này.
Có ý kiến cho rằng trong trường hợp phía Công ty Hà Phong không xem xét, giải quyết thiệt hại cho công nhân thì những người có xe bị cháy có thể khởi kiện ra tòa để đòi bồi thường.
|
Thiệt hại nặng nề sau cơn hỏa hoạn |
“Kiện hay không kiện, là quyền của mỗi công dân, trong các quan hệ dân sự. Nhưng kiện có được hay không, lại là chuyện khác. Nếu đã đi kiện, thì Tòa án có thẩm quyền – Tòa án huyện nơi Công ty đặt trụ sở, sẽ căn cứ vào các quy định pháp luật, các cam kết hợp pháp của đôi bên, các quy định của Công ty, như tôi đã nêu trên, để xem xét và quyết định.
Tuy nhiên, với thiệt hại rất lớn cho cả hai phía, tôi tin chắc Tòa án sẽ hết sức động viên để hai bên tự hòa giải, vì vấn đề như đã nêu ở trên, ai cũng biết là chủ doanh nghiệp sẽ lấy gì ra mà trả, nếu như cứ cho là chủ doanh nghiệp thua kiện đi nữa. Như vậy, tính thực tế của vụ việc – cháy, thiệt hại lớn, hòa giải được hoặc Tòa án phải quyết định – đều dẫn tới việc phải quay trở lại quan điểm tương thân, tương ái mà ngay từ đầu, tôi đã đề cập”- Luật sư Tân phân tích.
Theo Luật sư Tân trong trường hợp bồi thường, về nguyên tắc theo pháp luật hiện hành là bồi thường thực tế. Như vậy, với cả ngàn chiếc xe cháy, làm sao từng người có xe bị cháy, xác định được giá trị thực tế của chiếc xe, trước khi nó bị cháy. Trong khi việc xác định đó, là trách nhiệm của người đòi bồi thường. Một khó khăn hầu như không thể vượt qua được, với từng người công nhân.
“Tôi tin chắc rằng, một tổ chức chuyên nghiệp cũng không thể tự xác định được. Cuối cùng, cả hai bên sẽ phải nhún nhường nhau, mỗi bên chịu thiệt một chút, để cùng xác định với nhau cho được, một mức giá trị tranh chấp ở mức trung bình nhất, cho tất cả các xe đã cháy, để tiến hành bồi thường và được nhận bồi thường.” – LS Tân nói.
Hoàng Kim – Tố Nhi