Công tác tư pháp năm 2015: Kỳ vọng sẽ ghi nhiều dấu ấn mới

(PLO) - Hôm nay 15/1 Bộ Tư pháp đã tổ chức hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp 2015. Đây là dịp để ngành tư pháp cùng nhìn lại những gì đã làm được cũng như những vấn đề còn tồn tại hạn chế để tìm ra những giải pháp tháo gỡ trong năm 2015 - một năm có nhiều sự kiện trọng đại của đất nước và có ý nghĩa đặc biệt đối với ngành.
 Các vị đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2015.
Các vị đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2015.
Bám sát các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội
Báo cáo tóm tắt tổng kết công tác tư pháp 2014 Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng đánh giá: Công tác tư pháp năm 2014 đã bám sát các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội do Quốc hội, Chính phủ đề ra, triển khai cơ bản toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm các nhiệm vụ được giao và thu được kết quả trên nhiều lĩnh vực. 
Đã phát huy tốt vai trò tham mưu, giúp Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương triển khai thi hành Hiến pháp mới; công tác xây dựng thể chế nói chung, thể chế trong một số lĩnh vực quản lý thuộc chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tư pháp, pháp chế nói riêng đạt nhiều kết quả quan trọng; việc xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh có nhiều chuyển biến, tỷ lệ nợ đọng văn bản quy định chi tiết có thời điểm giảm xuống thấp nhất từ trước đến nay; kết quả thi hành án dân sự đạt cao hơn so với năm trước, việc thí điểm chế định Thừa phát lại được nhân rộng và bắt đầu đi vào hoạt động ổn định; công tác hành chính tư pháp tiếp tục đạt kết quả tích cực, đã giải quyết một lượng lớn yêu cầu của người dân, chưa để xảy ra sai sót, bức xúc lớn.
Việc phát triển đội ngũ luật sư, xã hội hóa công chứng được quan tâm đẩy mạnh; công tác phổ biến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, hòa giải cơ sở, theo dõi thi hành pháp luật, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ tư pháp, pháp luật, cải cách hành chính... được triển khai hiệu quả hơn; việc tham gia với vai trò đại diện pháp lý cho Chính phủ giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế đạt một số kết quả cụ thể; việc triển khai một số nhiệm vụ mới như xử lý vi phạm hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính đang từng bước được triển khai, một số đề xuất, sáng kiến cải cách thủ tục hành chính bước đầu phát huy hiệu quả tích cực; việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan tư pháp đạt nhiều kết quả tích cực, Bộ Tư pháp được xếp nhóm đầu trong lĩnh vực này. 
Năm 2015 ngành tư pháp xác định 10 nhóm nhiệm vụ trọng tâm, đó là tiếp tục triển khai đồng bộ, hiệu quả Kế hoạch của Chính phủ về triển khai thi hành Hiến pháp; nâng cao chất lượng công tác xây dựng, thẩm định, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; triển khai thi hành kịp thời, có hiệu quả các luật có hiệu lực trong năm 2015; tập trung triển khai kế hoạch đơn giản hoá thủ tục hành chính trọng tâm năm 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính; phấn đấu đạt hoặc vượt chỉ tiêu Quốc hội giao về thi hành án dân sự; đổi mới nâng cao hiệu  quản lý nhà nước trong lĩnh vực hộ tịch, chứng thực, lý lịch tư pháp; đẩy mạnh xã hội hoá các lĩnh vực hoạt động tư pháp; nâng cao vai trò, hiệu  của ngành Tư pháp liên quan tới việc xử lý các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình hội nhập quốc tế; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin.
Để công tác tư pháp hiệu quả hơn trong thời gian tới, Bộ Tư pháp kiến nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hộichỉ đạo các cơ quan của Quốc hội tăng cường hơn nữa việc phối hợp với Bộ Tư pháp, các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong việc xây dựng và hoàn thiện các dự án luật, pháp lệnh triển khai thi hành Hiến pháp đã được xác định trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015, bảo đảm chất lượng, tiến độ; phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp để tổ chức thực hiện tốt việc lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) để tiếp thu, chỉnh lý, trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9; tiếp tục tăng cường giám sát việc ban hành văn bản pháp luật của Chính phủ và các bộ, ngành theo tinh thần của Hiến pháp. Chỉ đạo tăng cường công tác giám sát của các Đoàn Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội đối với công tác tư pháp, THADS.
 
Đối với các tỉnh TP, Bộ Tư pháp đề nghị cấp uỷ, chính quyền địa phương quan tâm, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác tư pháp, pháp chế và phát huy hơn nữa vai trò, hiệu quả của các cơ quan tư pháp, pháp chế trong việc tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng thể chế, quản lý, chỉ đạo, điều hành theo pháp luật các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương.
Nhiều sáng kiến từ cơ sở
Phát biểu tại Hội nghị, lãnh đạo Tỉnh uỷ, UBND các tỉnh, thành phố đã ghi nhận những đóng góp của ngành Tư pháp vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Phó Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh Tất Thành Cang nhận định: Tư pháp đã có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội của Thành phố. Cả hệ thống chính trị đã tập trung cho việc tuyên truyền, triển khai Hiến pháp, các lĩnh vực như công chứng, luật sư phát triển mạnh về quy mô. Việc thí điểm thừa phát lại đã mang nhiều kết quả tích cực. Các nhiệm vụ mới được chuyển giao có nhiều chuyển biến...Phó Chủ tịch Tất Thành Cang đề nghị Bộ Tư pháp có sự thống nhất với các Bộ, ngành trong việc hướng dẫn cơ cấu tổ chức các Phòng Pháp chế thuộc Sở ngành. Hiện tại việc thẩm định văn bản ở TP. Hồ Chí Minh rất lớn, tuy nhiên để đảm bảo chất lượng cũng như tính chủ động, ông Tất Thành Cang kiến nghị xây dựng chức danh thẩm định viên và giao địa phương có quyền chủ động trong kinh phí xây dựng văn bản.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định Nguyễn Viết Hưng cũng đánh giá cao các cơ quan thi hành án dân sự trong tỉnh đã thi hành vượt chỉ tiêu được giao nhưng cũng đề nghị ngành tư pháp phối hợp với các ngành tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật về thi hành án dân sự để người dân nghiêm túc chấp hành. Đồng thời, tăng cường chất lượng công tác xét xử, đảm bảo các bản án có hiệu lực thi hành được trên thực tế bởi hiện nay có nhiều bản án sau khi giải thích cơ quan thi hành án vẫn không thể thi hành. ”Trong một số vụ việc, VKSNDTC, TANDTC cần sớm có trả lời có kháng nghị giám đốc thẩm hay không, tránh vụ việc kéo dài không cần thiết do khiếu nại của đương sự” - ông Nguyễn Viết Hưng kiến nghị. 
Năm 2014 là năm tư pháp địa phương đã có nhiềunỗ lựctrong tìm tòi, thử nghiệm những mô hình mới.Đơn cử như Hà Tĩnh, có những huyện tham gia ý kiến pháp lý vào hàng ngàn hồ sơ trong giải phóng mặt bằng, tư pháp cũng tham gia sâu vào các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh. Hà Nội, TP Hồ Chí Minh…rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực tưpháp. Hay một lĩnh vực khó như pháp chế Sở ngành, bằng sự quyết liệt của lãnh đạo TP, Đà Nẵng đã kiện toàn cơ bản cán bộ làm công tác pháp chế. Giám đốc Sở Tư pháp Đà Nẵng Nguyễn Bá Sơn cho biết: đến nay Sở Tư pháp phối hợp với Sở Nội vụ đã bố trí 11/14 đơn vị có pháp chế ngành. Ngoài việc tập huấn thì số cán bộ pháp chế mới kiện toàn sẽ được điều về công tác tại Sở Tư pháp trong một thời gian nhất định. Tuy nhiên, liên quan đến các thủ tục hành chính phục vụ người dân, Giám đốc Nguyễn Bá Sơn cũng đề nghị: với các hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người đã từng sinh sống ở nhiều địa phương, thậm chí ở nước ngoài thì cho phép tư pháp được chuyển thẳng đến C53 (Cục Hồ sơ nghiệp vụ, Bộ Công an) để rút ngắn thời giantrả kết quả cho công dân, bởi theo quy định hiện hành 15 ngày là quá ngắn.
Mặc dù còn nhiều khó khăn song với những kết quả đã đạt được trong năm 2014, với phương châm xây dựng ngành tư pháp ”Trong sạch, vững mạnh, dân chủ, hiện đại”, tin rằng ngành Tư pháp sẽ tiếp tục ghi nhiều dấu ấn trong năm mới 2015, một năm có ý nghĩa đặc biệt đánh dấu chặng đường 70 thành lập ngành tư pháp Việt Nam. 

Đọc thêm