Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 tăng 1,98%, mức cao nhất kể từ đầu năm đến nay.
Như vậy, lạm phát cả năm 2010 sẽ là 11,75%, ứng với CPI tháng 12/2010 so với tháng 12/2009, vượt qua mức chỉ tiêu kế hoạch về lạm phát đặt ra cho năm nay. Lạm phát bình quân năm là 9,19%.
Vẫn đúng với quy luật tăng cao trong các tháng đầu năm và cuối năm, hai điểm cơ bản khác biệt của diễn biến chỉ số giá tiêu dùng năm nay là mức tăng có độ vênh lớn, tháng cao nhất so với tháng thấp nhất lệch nhau đến hơn 1,5%.
Trong khi đó xu hướng diễn biến chỉ số giá khá liền mạch với các bước chuyển chỉ trong khoảng thời gian ngắn. Ba tháng đầu năm CPI tăng cao nhưng ngay sau đó có liền 5 tháng tăng thấp về gần mức 0%, để rồi lại vượt lên trên 1% trong 4 tháng còn lại của năm. Những trạng thái này đem đến một nhận định, chính sách điều hành vĩ mô đã đối mặt một năm khó khăn.
Trở lại với diễn biến gần đây, trong 4 tháng chỉ số giá tăng vượt 1% thì 2 tháng cuối năm CPI đạt mức tăng gần 2%, tạo thành xu hướng tăng mạnh mẽ, đẩy lo ngại lạm phát những tháng đầu năm 2011 dấy lên.
Tác động đến các thị trường đầu cơ, VN-Index trong vài phiên gần đây liên tục mất điểm, bất động sản chưa có dấu hiệu khởi sắc, trong khi các tài sản tài chính như vàng và USD tăng giảm thất thường.
Những biện pháp thắt chặt tiền tệ được Ngân hàng Nhà nước cho áp dụng gần đây dường như chưa phản ảnh hiệu lực trong việc kìm giữ giá tiêu dùng. Liều lượng và hiệu lực phối hợp chính sách vĩ mô đang gây tranh cãi trong thời điểm hiện nay. Dấu hỏi sau con số 1,98% của CPI tháng 12 là liệu có thêm điều chỉnh chính sách mới?
Trở lại với chỉ số giá tiêu dùng, những nguyên nhân đẩy chỉ số giá tăng cao trong tháng 12 cũng không khác biệt nhiều so với các tháng liền trước, có chăng là mức tăng đã cao hơn.
Nhóm hàng hóa liên quan đến ăn uống tiếp tục "khuấy đảo" chỉ số giá tháng 12. So với tháng 11, CPI hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,31%, trong đó lương thực tăng 4,67%; thực phẩm tăng 3,28%; ăn uống ngoài gia đình tăng 1,68%. Đồ uống và thuốc lá tăng 1,3%.
Thị trường xây dựng vào mùa chạy đua hoàn thiện, nhu cầu trang hoàng cuối năm cũng đẩy chỉ số giá nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tháng này tăng 2,53%. Mua sắm hàng thời trang chuẩn bị cho mùa Noel và Tết Dương lịch đẩy nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,81%. Viễn thông là nhóm duy nhất có chỉ số giá giảm nhưng cũng chỉ ở mức 0,02%.
Chỉ số giá vàng và USD tiếp tục tăng mạnh trong tháng cuối năm dương lịch, lần lượt là 5,43% và 2,86%; so với cuối năm ngoái mức tăng là 36,72% và 7,63%.
Như vậy, lạm phát cả năm 2010 sẽ là 11,75%, ứng với CPI tháng 12/2010 so với tháng 12/2009, vượt qua mức chỉ tiêu kế hoạch về lạm phát đặt ra cho năm nay. Lạm phát bình quân năm là 9,19%.
|
Nhóm hàng hóa liên quan đến ăn uống tiếp tục "khuấy đảo" chỉ số giá tháng 12. |
Trong khi đó xu hướng diễn biến chỉ số giá khá liền mạch với các bước chuyển chỉ trong khoảng thời gian ngắn. Ba tháng đầu năm CPI tăng cao nhưng ngay sau đó có liền 5 tháng tăng thấp về gần mức 0%, để rồi lại vượt lên trên 1% trong 4 tháng còn lại của năm. Những trạng thái này đem đến một nhận định, chính sách điều hành vĩ mô đã đối mặt một năm khó khăn.
Trở lại với diễn biến gần đây, trong 4 tháng chỉ số giá tăng vượt 1% thì 2 tháng cuối năm CPI đạt mức tăng gần 2%, tạo thành xu hướng tăng mạnh mẽ, đẩy lo ngại lạm phát những tháng đầu năm 2011 dấy lên.
Tác động đến các thị trường đầu cơ, VN-Index trong vài phiên gần đây liên tục mất điểm, bất động sản chưa có dấu hiệu khởi sắc, trong khi các tài sản tài chính như vàng và USD tăng giảm thất thường.
Những biện pháp thắt chặt tiền tệ được Ngân hàng Nhà nước cho áp dụng gần đây dường như chưa phản ảnh hiệu lực trong việc kìm giữ giá tiêu dùng. Liều lượng và hiệu lực phối hợp chính sách vĩ mô đang gây tranh cãi trong thời điểm hiện nay. Dấu hỏi sau con số 1,98% của CPI tháng 12 là liệu có thêm điều chỉnh chính sách mới?
Trở lại với chỉ số giá tiêu dùng, những nguyên nhân đẩy chỉ số giá tăng cao trong tháng 12 cũng không khác biệt nhiều so với các tháng liền trước, có chăng là mức tăng đã cao hơn.
Nhóm hàng hóa liên quan đến ăn uống tiếp tục "khuấy đảo" chỉ số giá tháng 12. So với tháng 11, CPI hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,31%, trong đó lương thực tăng 4,67%; thực phẩm tăng 3,28%; ăn uống ngoài gia đình tăng 1,68%. Đồ uống và thuốc lá tăng 1,3%.
Thị trường xây dựng vào mùa chạy đua hoàn thiện, nhu cầu trang hoàng cuối năm cũng đẩy chỉ số giá nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tháng này tăng 2,53%. Mua sắm hàng thời trang chuẩn bị cho mùa Noel và Tết Dương lịch đẩy nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,81%. Viễn thông là nhóm duy nhất có chỉ số giá giảm nhưng cũng chỉ ở mức 0,02%.
Chỉ số giá vàng và USD tiếp tục tăng mạnh trong tháng cuối năm dương lịch, lần lượt là 5,43% và 2,86%; so với cuối năm ngoái mức tăng là 36,72% và 7,63%.
VnEconomy