Tổng cục Thống kê vừa công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2-2011 đã tăng 2,09% so với tháng 1 trước đó. Nhìn nhận của cơ quan thống kê là mức tăng CPI tháng Tết năm nay “chỉ ở mức trung bình”.
Cơ sở cho đánh giá này đến từ việc so sánh mức tăng của CPI tháng 2 trong nhiều năm trở lại đây. Cụ thể, trong 10 năm gần nhất, chỉ số giá tiêu dùng tháng 2 đã có 8 năm vượt mức tăng 2% và tháng 2 năm nay cũng đạt mức tăng thấp nhất trong 8 năm vừa nêu.
Tuy nhiên, so sánh trong ngắn hạn, CPI tháng 2-2011 đã tăng cao hơn mức của khoảng hơn 30 tháng liền trước.
So với tháng 12-2010, chỉ số giá tiêu dùng tháng này đã tăng 3,87%; so với cùng kỳ tăng 12,31%. CPI bình quân 2 tháng đầu năm 2011 so với cùng kỳ đã tăng 12,24%.
Luôn là nguyên nhân tiêu dùng tăng tháng Tết dẫn đến chỉ số giá tăng cao. Các mức “định lượng” được công bố gần đây về tổng cầu, mức độ mua sắm của khu vực dân cư… cũng cho thấy điều này.
132 nghìn tỷ đồng hỗ trợ thanh khoản hệ thống ngân hàng thương mại; tổng tiền gửi giảm trong khi tín dụng tăng trên dưới 3% hai tháng liên tiếp trước Tết Nguyên đán; kiều hối về nhiều; thưởng Tết cao hơn năm ngoái… rõ ràng đã tạo ra tổng cầu lớn trong tháng 2.
Bộ Tài chính ước tính tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng thiết yếu đã tăng khoảng 20-25% so với năm ngoái trong khoảng thời gian trước Tết Nguyên đán vừa qua.
Trong khi đó, chi phí đầu vào sản xuất tăng trong tháng qua, dưới sự tác động của nhiều nguyên nhân. Về phía chi phí đầu vào sản xuất là lương, thưởng, đều tăng hơn cùng với giá nguyên, nhiên, vật liệu nhập khẩu chênh lên so với trước.
Với chi phí vốn, việc tăng lãi suất cho thấy tác động rõ ràng, trong khi tỷ giá thay đổi vừa áp đặt mức chi phí mới cho sản xuất, vừa khiến cho khoản trích lập dự phòng có thể đã phình to hơn ở một số doanh nghiệp…
Sản xuất nông nghiệp cũng vướng giai đoạn khó khăn về thời tiết, đặc biệt là ở miền Bắc. Gia súc chết, rau quả giảm tăng trưởng… cũng khiến nguồn cung bị ảnh hưởng trong tháng vừa qua. Nguyên nhân này có thể đã gây ra thiếu hàng hóa ở một số nơi, một vài thời điểm.
Với rất nhiều yếu tố tác động đến tăng giá như vừa nêu, trên thị trường người bán “đo” túi tiền người mua để ra giá. Biến động mạnh của giá cả trong khoảng thời gian trước và sau Tết Nguyên đán cho thấy điều này, nếu nhìn vào các mặt hàng thịt gia súc, gia cầm, rau xanh, dầu ăn, bánh mứt kẹo, đường, sữa...
Điểm lại các nhóm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng chính, CPI tháng 2 có sự đóng góp lớn của nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống khi nhóm này tăng tới 3,65%. Trong con số này, CPI lương thực tăng 1,51%; thực phẩm tăng mạnh 4,53%; ăn uống ngoài gia đình tăng 3,31%.
Cũng do nhu cầu tiều dùng lớn trong dịp Tết, CPI nhóm đồ uống, thuốc lá tháng này đã tăng 2,14%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,38%; giao thông tăng 1,01% (do tăng giá vé của nhiều loại hình vận tải); nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,83% (do tiêu dùng điện, nước tăng trong khi giá xi măng, thép… cũng đã cao hơn trước); thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,64%...
Chỉ số giá USD tháng này đã tăng 0,94% so với tháng trước. Ngược lại, chỉ số giá vàng giảm 0,35%.
|
Mức tăng của CPI tháng 2 những năm gần đây (đơn vị: %) |
Tuy nhiên, so sánh trong ngắn hạn, CPI tháng 2-2011 đã tăng cao hơn mức của khoảng hơn 30 tháng liền trước.
So với tháng 12-2010, chỉ số giá tiêu dùng tháng này đã tăng 3,87%; so với cùng kỳ tăng 12,31%. CPI bình quân 2 tháng đầu năm 2011 so với cùng kỳ đã tăng 12,24%.
Luôn là nguyên nhân tiêu dùng tăng tháng Tết dẫn đến chỉ số giá tăng cao. Các mức “định lượng” được công bố gần đây về tổng cầu, mức độ mua sắm của khu vực dân cư… cũng cho thấy điều này.
132 nghìn tỷ đồng hỗ trợ thanh khoản hệ thống ngân hàng thương mại; tổng tiền gửi giảm trong khi tín dụng tăng trên dưới 3% hai tháng liên tiếp trước Tết Nguyên đán; kiều hối về nhiều; thưởng Tết cao hơn năm ngoái… rõ ràng đã tạo ra tổng cầu lớn trong tháng 2.
Bộ Tài chính ước tính tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng thiết yếu đã tăng khoảng 20-25% so với năm ngoái trong khoảng thời gian trước Tết Nguyên đán vừa qua.
Trong khi đó, chi phí đầu vào sản xuất tăng trong tháng qua, dưới sự tác động của nhiều nguyên nhân. Về phía chi phí đầu vào sản xuất là lương, thưởng, đều tăng hơn cùng với giá nguyên, nhiên, vật liệu nhập khẩu chênh lên so với trước.
Với chi phí vốn, việc tăng lãi suất cho thấy tác động rõ ràng, trong khi tỷ giá thay đổi vừa áp đặt mức chi phí mới cho sản xuất, vừa khiến cho khoản trích lập dự phòng có thể đã phình to hơn ở một số doanh nghiệp…
Sản xuất nông nghiệp cũng vướng giai đoạn khó khăn về thời tiết, đặc biệt là ở miền Bắc. Gia súc chết, rau quả giảm tăng trưởng… cũng khiến nguồn cung bị ảnh hưởng trong tháng vừa qua. Nguyên nhân này có thể đã gây ra thiếu hàng hóa ở một số nơi, một vài thời điểm.
Với rất nhiều yếu tố tác động đến tăng giá như vừa nêu, trên thị trường người bán “đo” túi tiền người mua để ra giá. Biến động mạnh của giá cả trong khoảng thời gian trước và sau Tết Nguyên đán cho thấy điều này, nếu nhìn vào các mặt hàng thịt gia súc, gia cầm, rau xanh, dầu ăn, bánh mứt kẹo, đường, sữa...
Điểm lại các nhóm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng chính, CPI tháng 2 có sự đóng góp lớn của nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống khi nhóm này tăng tới 3,65%. Trong con số này, CPI lương thực tăng 1,51%; thực phẩm tăng mạnh 4,53%; ăn uống ngoài gia đình tăng 3,31%.
Cũng do nhu cầu tiều dùng lớn trong dịp Tết, CPI nhóm đồ uống, thuốc lá tháng này đã tăng 2,14%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,38%; giao thông tăng 1,01% (do tăng giá vé của nhiều loại hình vận tải); nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,83% (do tiêu dùng điện, nước tăng trong khi giá xi măng, thép… cũng đã cao hơn trước); thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,64%...
Chỉ số giá USD tháng này đã tăng 0,94% so với tháng trước. Ngược lại, chỉ số giá vàng giảm 0,35%.
VnEconomy