Ngoài tác dụng tăng cường sinh lực cho các quý ông, hỗ trợ chữa liệt dương, cua biển còn giúp trị đái dầm ở trẻ, đau bụng ở sản phụ...
[links()]
Cua biển còn gọi là cua bể, cua xanh, cua bùn, cua lửa, cua sú, là một trong những hải sản có giá trị cao trong thực phẩm và y học.
Thịt cua biển vị ngọt, mặn, tính bình không độc, có tác dụng thanh nhiệt, sinh huyết, tán ứ, giảm đau, thông kinh lạc, bổ xương tủy, rất tốt cho cơ thể đang phát triển ở trẻ nhỏ và tình trạng suy yếu ở người cao tuổi.
Thịt cua biển vị ngọt, mặn, tính bình không độc, có tác dụng thanh nhiệt, sinh huyết, tán ứ, giảm đau, thông kinh lạc, bổ xương tủy, rất tốt cho cơ thể đang phát triển ở trẻ nhỏ và tình trạng suy yếu ở người cao tuổi.
|
Dạng dùng thông thường là luộc hoặc nướng chín mà ăn. Thịt cua biển nấu với hoài sơn, ý dĩ, sâm bố chính, hạt sen là món ăn vị thuốc rất thích hợp với cơ thể nóng trong, kém ăn, đái rắt. Cua biển làm sạch ngâm vào rượu khoảng 5-10 phút, rồi vớt ra luộc ăn hằng ngày là thuốc tăng cường khí huyết, sinh lực, chữa chứng liệt dương. Mang cua biển (lớp xốp hình vẩy dài phủ lên mình cua, nằm dưới mai) gỡ khởi mình cua, rửa sạch lấy 20-30 gr luộc chín cho trẻ ăn đều đặn hằng ngày chữa chứng đái dầm. Dùng liền trong 15 - 30 ngày. Mai cua biển một cái đập vỡ vụn, sao tồn tính, tán bột, uống với rượu hâm nóng làm 2 - 3 lần trong ngày, chữa chứng đau bụng ở phụ nữ sau khi đẻ. Để chữa sưng tấy, lấy mai cua biển 5 cái phối hợp với xuyên sơn giáp 10 gr, gia bồ kết 7 cái. Tất cả sao vàng, tán nhỏ, rây bột mịn, uống trong ngày với rượu hâm nóng.
Theo DS Bảo Hoa
Đất việt
Đất việt