Sau cơn lũ lịch sử của miền Trung, hàng cứu trợ ùn ùn kéo về. Nhiều người rất băn khoăn về những món quà cứu trợ, không hiểu có đến được tận tay người cần cứu trợ hay không, có thiết thực với người dân không?
Lạm dụng mì tôm…
Về đến huyện Can Lộc, Vũ Quang, Hương Sơn (Hà Tĩnh), có rất nhiều câu chuyện về cái sự “cho và nhận”. Điển hình nhất là câu chuyện “mì tôm”.
Bác Trần Minh Công, người dân ở xóm Yên Hoà, xã Đức Liên, huyện Vũ Quang cho biết: “Những ngày nước ngập, được nhận thùng mì tôm, cả nhà tôi như chết đuối vớ được cọc. Lúc đó đói quá, ăn sống chứ làm chi có nước sạch mà nấu. Lúc nước cạn rồi, trong người nóng cồn cào, chỉ thèm bát cơm và rau”.
Tuy nhiên, cũng thật khó cho các nhà tài trợ hay những người hảo tâm, nhiều khi, họ thực sự không có đầy đủ thông tin về nhu cầu của người dân nên thường nghĩ một cách đơn giản nhất: cứ nước ngập thì cứu trợ mì tôm, cứ trường học là quần áo, sách vở, bút.
Lạm dụng mì tôm…
Về đến huyện Can Lộc, Vũ Quang, Hương Sơn (Hà Tĩnh), có rất nhiều câu chuyện về cái sự “cho và nhận”. Điển hình nhất là câu chuyện “mì tôm”.
Bác Trần Minh Công, người dân ở xóm Yên Hoà, xã Đức Liên, huyện Vũ Quang cho biết: “Những ngày nước ngập, được nhận thùng mì tôm, cả nhà tôi như chết đuối vớ được cọc. Lúc đó đói quá, ăn sống chứ làm chi có nước sạch mà nấu. Lúc nước cạn rồi, trong người nóng cồn cào, chỉ thèm bát cơm và rau”.
Tuy nhiên, cũng thật khó cho các nhà tài trợ hay những người hảo tâm, nhiều khi, họ thực sự không có đầy đủ thông tin về nhu cầu của người dân nên thường nghĩ một cách đơn giản nhất: cứ nước ngập thì cứu trợ mì tôm, cứ trường học là quần áo, sách vở, bút.
|
Bác Trần Minh Công, xã Đức Liên, huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh phấn khởi nhận quà cứu trợ gạo .(Ảnh: Anh Tuấn) |
Nhiều hiệu trưởng ở huyện Can Lộc, Hà Tĩnh cho biết, thiệt hại nặng nề nhất của nhà trường trong đợt lũ chính là thiết bị dạy học (mầm non, tiểu học, THCS). Dân nghèo lại gặp lũ nên không thể huy động đóng tiền mua được. Cho nên, các em phải học từ sách là chủ yếu, những đồ dùng giảng dạy như máy chiếu, tranh ảnh, bản đồ, bộ ghép vần, bộ thực hành Toán, Tiếng Việt, các loại hoá chất thí nghiệm…đã bị lũ làm hư hại hết.
Nhiều đoàn cứu trợ về các trường bị ngập sâu ở Can Lộc, Hà Tĩnh thường cứu trợ vở, bút, sách, quần áo cũ, bánh, sữa, mì tôm, dầu ăn, nước mắm…
Một trưởng đoàn khảo sát đi thực tế trước rồi mới về ủng hộ sau cho biết: Giá như có nhiều thông tin hơn về những dụng cụ cần thiết trong trường học, có lẽ người cho biết cho cái gì người nhận muốn được nhận.
…Và quần áo cũ
Nhiều đoàn cứu trợ về các trường bị ngập sâu ở Can Lộc, Hà Tĩnh thường cứu trợ vở, bút, sách, quần áo cũ, bánh, sữa, mì tôm, dầu ăn, nước mắm…
Một trưởng đoàn khảo sát đi thực tế trước rồi mới về ủng hộ sau cho biết: Giá như có nhiều thông tin hơn về những dụng cụ cần thiết trong trường học, có lẽ người cho biết cho cái gì người nhận muốn được nhận.
…Và quần áo cũ
Trưởng đoàn khảo sát cứu trợ của một doanh nghiệp đã chảy nước mắt khi nghe kể về những người được nhận cứu trợ quần áo quá cũ: Cụ Nguyễn Thị Hòe ở thôn Đồn Thượng nhận được chiếc áo nhung cũ cảm động bày tỏ: “Bà làm chi có những đồ ni mà mặc!”.
Cụ ông nhận được ba cái áo đều rách cả, nhưng “dân cho cái chi là quý cái đó”, cụ chịu khó ngồi khâu lại ba cái cho cụ ông có đồ để mặc.
Cụ kể: Những ngày có đoàn cứu trợ đến tặng quần áo, thôn xóm đi nhận về lại tất bật đi đổi quần áo cho nhau. Mỗi gia đình được phát một bọc quần áo có đủ loại cho người già, trẻ con. Cụ không dùng được đồ trẻ con, thanh niên lại mang cho các gia đình khác, cứ thế, mọi người đều tìm được những bộ phù hợp cho mình.
Em Nguyễn Thiện Đức, một học sinh trường tiểu học ở huyện Vũ Quang khoe bộ quần áo em đang mặc trên người chính là quà cứu trợ. Bộ quần áo đã cũ, lấm lem nhưng Đức vẫn tỏ ra rất vui mừng, thích thú. Đức khoe: “Em được tặng sách giáo khoa, vở và bút. Các bạn trong lớp em không ai thiếu áo mặc và sách để học cả”.
Có những thùng quần áo cứu trợ có áo hai dây, quần cộc. Có thể với người thành phố, kiểu quần áo này không có gì đặc biệt, nhưng với người dân quê, liệu có vui khi được nhận?
Cụ ông nhận được ba cái áo đều rách cả, nhưng “dân cho cái chi là quý cái đó”, cụ chịu khó ngồi khâu lại ba cái cho cụ ông có đồ để mặc.
Cụ kể: Những ngày có đoàn cứu trợ đến tặng quần áo, thôn xóm đi nhận về lại tất bật đi đổi quần áo cho nhau. Mỗi gia đình được phát một bọc quần áo có đủ loại cho người già, trẻ con. Cụ không dùng được đồ trẻ con, thanh niên lại mang cho các gia đình khác, cứ thế, mọi người đều tìm được những bộ phù hợp cho mình.
Em Nguyễn Thiện Đức, một học sinh trường tiểu học ở huyện Vũ Quang khoe bộ quần áo em đang mặc trên người chính là quà cứu trợ. Bộ quần áo đã cũ, lấm lem nhưng Đức vẫn tỏ ra rất vui mừng, thích thú. Đức khoe: “Em được tặng sách giáo khoa, vở và bút. Các bạn trong lớp em không ai thiếu áo mặc và sách để học cả”.
Có những thùng quần áo cứu trợ có áo hai dây, quần cộc. Có thể với người thành phố, kiểu quần áo này không có gì đặc biệt, nhưng với người dân quê, liệu có vui khi được nhận?
|
Trẻ em Trường Mầm non Sơn Mỹ, huyện Hương Sơn phải chấp nhận chơi những đồ chơi đã gỉ nát. Trường đã nhận được một bộ đồ chơi ngoài trời mới nhưng vẫn chưa đủ. (Ảnh: Anh Tuấn) |
“Đã cho thì đừng có nghi...” Trên các địa bàn bị lũ nặng của Hà Tĩnh, nhiều cơ quan âm thầm cho cán bộ về tận nơi, phát quà, trao tiền tận tay người dân, khiến nhân dân rất cảm động và biết ơn. Vậy nhưng, ngay cả khi làm như vậy, nhiều người vẫn không tránh khỏi thắc mắc, nghi ngờ, không biết tiền và hàng cứu trợ của mình đã đến được với người thực sự cần nó hay chưa. Ông Nguyễn Mậu Lâm, Bí thư xã Đức Liên, huyện Vũ Quang tâm sự trong dáng vẻ mệt mỏi: Từ hôm lũ đến giờ là 22 ngày tôi làm việc cật lực, có khi đến 9h tối mới được nghỉ. Những ngày nước ngập phải cùng các cán bộ đi thuyền để phân phát mì tôm cho bà con. Sau đó là đón tiếp hết đoàn này đến đoàn khác về cứu trợ cho dân. Nhiều người muốn trao tiền trực tiếp cho dân cũng nhờ chúng tôi đi cùng. Không làm thì không được, nhưng làm thì chúng tôi quá mệt! Những cán bộ xã sẽ là người “đứng mũi chịu sào” cho những việc như thế này. Vì vậy, ở xã Đức Liên, mỗi thôn đều có một nhóm tiếp nhận hàng cứu trợ từ xã. Sau mỗi đợt cứu trợ, nhân dân trong thôn xóm lại họp để thống kê công khai và tiến hành phân phát. Mỗi người dân đều được phát phiếu theo danh sách thiệt hại và hộ nghèo để đến nhận hàng. Nếu có ý kiến của người dân về sự thiếu công bằng, chi bộ xã sẽ trực tiếp về tìm hiểu và giải quyết. Ông Trần Minh Công, người dân xóm Liên Hòa, xã Đức Liên khẳng định: “Có nhiều đoàn về cứu trợ lắm, nhưng tôi thấy xã phân chia rất công bằng. Nhà thiệt nhiều thì được nhiều hơn, nhà thiệt ít thì ít hơn, tùy tấm lòng của nhà hảo tâm.” Khi được hỏi về việc liệu có chuyện không minh bạch, ông Công trả lời: Đã cho thì đừng có nghi, mà đã nghi thì đừng có cho. Theo tôi, nếu những ai muốn cho thì về tận nơi và trao cho người mà họ muốn cho. Tuy nhiên, không phải cơ quan, cá nhân nào cũng có điều kiện để về tận nơi. Đây cũng chính là một bất cập của công việc cứu trợ. Trưởng đoàn khảo sát một doanh nghiệp trong đợt về thăm Hà Tĩnh vừa qua cho biết: Có những nơi được giới thiệu là khó khăn nhưng khi về đến nơi, thấy sự khó khăn ấy chưa đến mức độ cần cứu trợ. Cách hiệu quả nhất là phải đi thực tế trước thì mới nắm rõ nhu cầu, tránh tình trạng cái cần cứu trợ thì không được cứu trợ, cái không cần lại được cho.
Theo Tú Uyên - Nguyễn Hường
VietNamNet
VietNamNet