Tàu cá vỏ sắt này có trị giá khoảng 11 tỷ đồng do ngư dân Lê Sang (SN 1975, trú phường Thuận Phước, quận Hải Châu, Đà Nẵng) cùng anh vợ tên Phan Bé (SN 1973, trú huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) góp vốn 4 tỷ đồng đóng tại Công ty TNHH Một thành viên Cam Ranh. Phần còn lại do Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (SBIC) ứng vốn theo chương trình thí điểm đóng tàu vỏ thép cho ngư dân của Chính Phủ. Số tiền này SBIC sẽ cho phía chủ tàu trả dần trong 6 đến 7 năm và không tính lãi suất.
Thuyền trưởng Phan Bé giới thiệu về con tàu |
Không chỉ là tàu vỏ sắt đầu tiên của ngư dân Đà Nẵng, đây còn là tàu hậu cần nghề cá lớn nhất miền Trung có công suất gần 1.200CV, chuyên hành nghề tại vùng biển Hoàng Sa với 6 hầm chứa cá đông lạnh, hiện đại, đảm bảo chất lượng hải sản
Đây còn là con tàu hậu cần nghề cá lớn nhất miền Trung với 6 hầm chứa cá đông lạnh |
Theo thuyền trưởng Phan Bé, tàu Sang Fish 01 được thiết kế cho 18 thuyền viên, nhiên liệu dự trữ đảm bảo cho tàu hoạt động liên tục 2.000 hải lý. Đặc biệt, trên tài lắp rất nhiều thiết bị hiện đại như bộ máy icom có trị giá hơn 100 triệu đồng đặt ở buồng lái, hệ thống ra đa, máy định vị… có thể quét và nhìn thấy được vị trí đảo…
Nhiều trang thiết bị hiện đại, tàu dự kiến sẽ tiến ra vùng biển Hoàng Sa vào ngày 15/7 để đánh bắt, bảo vệ chủ quyền biển đảo |
Dự kiến ngày 15/7 tới, tàu cá vỏ thép Sang Fish 01 sẽ tiến ra vùng biển Hoàng Sa vừa đánh bắt, khai thác thủy sản, vừa giữ chủ quyền biển đảo của đất nước.