Đẳng cấp và chơi trội

Thật khó mà phân biệt được cho rành rẽ sự tiêu dùng cực kỳ đắt tiền và xa xỉ là đẳng cấp hay chỉ là chơi trội. Người Việt có câu: “Con gà tức nhau tiếng gáy” và áp dụng cái sự ganh đua của gà ấy làm phương châm ứng xử cho người. Sự ganh đua ấy không có điểm dừng, khi một kẻ ganh đua bỏ cuộc thì không phải anh ta tỉnh ngộ mà do phá sản hoặc vào tù.

Thật khó mà phân biệt được cho rành rẽ sự tiêu dùng cực kỳ đắt tiền và xa xỉ là đẳng cấp hay chỉ là chơi trội. Người Việt có câu: “Con gà tức nhau tiếng gáy” và áp dụng cái sự ganh đua của gà ấy làm phương châm ứng xử cho người. Sự ganh đua ấy không có điểm dừng, khi một kẻ ganh đua bỏ cuộc thì không phải anh ta tỉnh ngộ mà do phá sản hoặc vào tù.

Chúng ta từng chứng kiến có đại gia lừng lẫy một thời với xe hơi loại khủng, có hàng chục vệ sĩ theo hầu, đi đâu cũng tiền hô hậu ủng, hú còi dẹp đường. Lúc đó, không ai cho đấy là một trò lố mà coi là như thế mới xứng đáng với đẳng cấp của ông ta - một phú gia địch quốc. Chỉ khi ông ta vào tù trông coi xưởng cưa thì thiên hạ mới đàm tiếu về sự chơi ngông trong quá khứ của một thằng tù! Không phải đại gia nào cũng kết thúc như ông ta nên sự chơi ngông của ông chẳng thể nào là bài học cho bất cứ ai. Bằng chứng là sự chơi ngông của ông ta thời đó chỉ là “muỗi” so với bây giờ.

Đất nước chúng ta chỉ mới thoát khỏi nghèo một tý thôi, bộ phận dân chúng còn khổ vẫn đông lắm. Ấy thế mà, theo kết quả của một Viện nghiên cứu thuộc Bộ Công thương mỗi năm 10 tỷ USD bỏ ra để nhập hàng xa xỉ về. Điều này có thể làm lệch cán cân thương mại và chỉ số nhập siêu. Nhưng, quan trọng hơn, 10 tỷ USD đó chỉ phục vụ cho một bộ phận rất nhỏ có tiền, thích chơi trội và học đòi đẳng cấp. Còn giới cần lao, dẫu có ngông nghênh đến mấy cũng chẳng dám chi một bữa sáng cả triệu đồng, cho dù chỉ là một lần trong đời cho biết mùi đẳng cấp.

Nhị Ngọc

Đọc thêm