Trong đó, 160 tin (gần 50%) phản ảnh có sai phạm thuộc chức năng địa phương, bộ, ngành do người dân chưa hiểu quy định về thẩm quyền nên Cục đã giải thích, hướng dẫn cho người dân phản ánh đúng địa chỉ để giải quyết nhanh nhất những vấn đề phản ánh.
120 tin (30%) phản ánh có dấu hiệu sai phạm tham nhũng, tiêu cực của các ngành, địa phương, Cục ghi nhận và đề nghị cung cấp thêm tài liệu để trực tiếp trao đổi với ngành, địa phương xử lý thông tin.
Đặc biệt 40 tin (trên 15%) có cơ sở dấu hiệu tham nhũng. “Đây là việc thuộc chức năng của Cục, phải trực tiếp phải xử lý báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ hoặc chuyển cơ quan chức năng khác phối hợp xử lý. Trong đó 6 nguồn tin đang xử lý có thể phải đề xuất Tổng Thanh tra Chính phủ xử lý nghiêm”, ông Phạm Trọng Đạt cho biết thêm.
Theo Cục trưởng Cục chống tham nhũng, đường dây nóng là một giải pháp để thu thập nguồn tin thực tế nhất để nghiên cứu, đề ra giải pháp tham mưu phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý nhà nước vì “chỉ người dân (bao gồm cả cán bộ, công chức) mới biết và có những nguồn tin cụ thể nhất, phục vụ cho công tác cán bộ, đấu tranh chống tham nhũng nên cần phải tiếp tục làm, nhưng quan trọng là cơ chế xử lý, quản lý như thế nào để duy trì hiệu quả”.