"Giao lộ định mệnh" bị phát hiện là “hàng đạo” đang gây xôn xao trong dư luận. Để có một cái nhìn khách quan về sự việc này, chúng tôi đã lấy ý kiến từ phía khán giả và phỏng vấn đạo diễn Victor Vũ.
>> Giao lưu trực tuyến với đoàn làm phim Giao lộ định mệnh
>> Giao lưu trực tuyến với đoàn làm phim Giao lộ định mệnh
>> "Giao lộ định mệnh" quá giống... "Shattered"!
>> Đạo diễn Victor Vũ khẳng định không đạo ý tưởng
>>Tự đào mồ chôn mình!
>> "Nếu là ĐD Giao lộ định mệnh, tôi đã xin lỗi khán giả"
- Khi mới xảy ra sự cố, anh phát biểu trên một tờ báo: “Chưa nghe ai nói về sự giống nhau của hai phim, nhưng tôi thấy rất thú vị nếu có sự giống nhau đó”. Đến nay thì chắc anh đã xem phim Shattered, hẳn đã tìm ra “sự thú vị” mà anh nói?
- Vì đang quay phim Cô dâu đại chiến để kịp chiếu Tết sắp đến nên tôi quá bận rộn, không có dịp trả lời cụ thể, dù vài báo đã gọi nhiều lần. Nay qua báo tôi muốn nói một lần như sau: Đầu tiên, tự đặt mình vào góc độ báo giới và khán giả, tôi biết mọi lời giải thích của tôi lúc này đều không đáng tin hoặc khó thuyết phục, vì hai phim quả thật có nhiều tình huống giống nhau đến kỳ lạ, mà phim của tôi ra đời sau, bị cho là “đạo phim”, nghe cũng không oan.
Nhưng với tư cách là người làm phim, tôi thấy mình không có lý do gì để làm như vậy, vì nếu quả tình thích phim này, tôi sẵn sàng chú thích là “dựa theo”, hoặc “lấy cảm hứng từ…”, như tôi đã nhiều lần nói rằng Giao lộ định mệnh lấy cảm hứng từ phong cách làm phim của bậc thầy Alfred J.Hitchcock (1899-1980), và tôi đã làm giống các thủ pháp dàn dựng của ông ấy, có sao đâu.
“Sự thú vị” đến bi hài ở đây là khi tôi tự hỏi mình tại sao lại chưa xem phim Shattered của Wolfgang Petersen tài danh, với dàn diễn viên có tiếng. Đành rằng, không phải cứ ở Mỹ là xem hết các phim, nhưng phim này cũng lấy cảm hứng từ Hitchcock, lại thành công, tôi thích Hitchcock mà không xem, thế mới lạ.
- Nhưng khán giá vẫn có thể không tin vào giải thích này của anh.
- Thực sự trong trường hợp này, tôi bị rơi vào tình huống mà người Việt mình hay nói “tình ngay lý gian”. Khi tôi viết truyện ngắn Inferno thời còn sinh viên (khoảng 1996), tôi đã nghĩ rằng đây là một cốt truyện sẽ không ai nghĩ ra, nên ôm ấp bao nhiêu năm để sau đó chuyển thành kịch bản phim. Khi làm, tôi luôn nói mình làm theo thể thức (formula) của Hollywood và phong cách của Hitchcock, nên trong khoảng 50% các thủ pháp là giống nhau.
Tuy nhiên khán giả vẫn có thể lập luận rằng chẳng lẽ cứ “làm theo thể thức” thì được quyền sao chép, đây là một lập luận chính đáng, nên điều tôi áy náy nhất là ở điểm này. Tôi không sợ bị cho là đạo phim bằng việc làm cho khán giả nghĩ rằng mình không tôn trọng họ; mình không tôn trọng nghề nghiệp của mình. Khi làm phim ở Việt Nam, có rất nhiều khó khăn phải vượt qua, ví dụ như đầu tư và kinh phí, nên khi có cơ hội làm phim ở đây, bản thân tôi luôn quý trọng điều đó, không thể bậy bạ.
>> Đạo diễn Victor Vũ khẳng định không đạo ý tưởng
>>Tự đào mồ chôn mình!
>> "Nếu là ĐD Giao lộ định mệnh, tôi đã xin lỗi khán giả"
- Khi mới xảy ra sự cố, anh phát biểu trên một tờ báo: “Chưa nghe ai nói về sự giống nhau của hai phim, nhưng tôi thấy rất thú vị nếu có sự giống nhau đó”. Đến nay thì chắc anh đã xem phim Shattered, hẳn đã tìm ra “sự thú vị” mà anh nói?
- Vì đang quay phim Cô dâu đại chiến để kịp chiếu Tết sắp đến nên tôi quá bận rộn, không có dịp trả lời cụ thể, dù vài báo đã gọi nhiều lần. Nay qua báo tôi muốn nói một lần như sau: Đầu tiên, tự đặt mình vào góc độ báo giới và khán giả, tôi biết mọi lời giải thích của tôi lúc này đều không đáng tin hoặc khó thuyết phục, vì hai phim quả thật có nhiều tình huống giống nhau đến kỳ lạ, mà phim của tôi ra đời sau, bị cho là “đạo phim”, nghe cũng không oan.
Nhưng với tư cách là người làm phim, tôi thấy mình không có lý do gì để làm như vậy, vì nếu quả tình thích phim này, tôi sẵn sàng chú thích là “dựa theo”, hoặc “lấy cảm hứng từ…”, như tôi đã nhiều lần nói rằng Giao lộ định mệnh lấy cảm hứng từ phong cách làm phim của bậc thầy Alfred J.Hitchcock (1899-1980), và tôi đã làm giống các thủ pháp dàn dựng của ông ấy, có sao đâu.
“Sự thú vị” đến bi hài ở đây là khi tôi tự hỏi mình tại sao lại chưa xem phim Shattered của Wolfgang Petersen tài danh, với dàn diễn viên có tiếng. Đành rằng, không phải cứ ở Mỹ là xem hết các phim, nhưng phim này cũng lấy cảm hứng từ Hitchcock, lại thành công, tôi thích Hitchcock mà không xem, thế mới lạ.
|
- Nhưng khán giá vẫn có thể không tin vào giải thích này của anh.
- Thực sự trong trường hợp này, tôi bị rơi vào tình huống mà người Việt mình hay nói “tình ngay lý gian”. Khi tôi viết truyện ngắn Inferno thời còn sinh viên (khoảng 1996), tôi đã nghĩ rằng đây là một cốt truyện sẽ không ai nghĩ ra, nên ôm ấp bao nhiêu năm để sau đó chuyển thành kịch bản phim. Khi làm, tôi luôn nói mình làm theo thể thức (formula) của Hollywood và phong cách của Hitchcock, nên trong khoảng 50% các thủ pháp là giống nhau.
Tuy nhiên khán giả vẫn có thể lập luận rằng chẳng lẽ cứ “làm theo thể thức” thì được quyền sao chép, đây là một lập luận chính đáng, nên điều tôi áy náy nhất là ở điểm này. Tôi không sợ bị cho là đạo phim bằng việc làm cho khán giả nghĩ rằng mình không tôn trọng họ; mình không tôn trọng nghề nghiệp của mình. Khi làm phim ở Việt Nam, có rất nhiều khó khăn phải vượt qua, ví dụ như đầu tư và kinh phí, nên khi có cơ hội làm phim ở đây, bản thân tôi luôn quý trọng điều đó, không thể bậy bạ.
Hơn nữa, tất cả các phim tôi làm đều có ý định ra rạp tại Mỹ và các nước khác, cho nên không có lý do gì để mình sao chép thô thiển như vậy. Dưới góc độ người làm nghề, cắt nghĩa sự giống nhau này không khó, vì như đã nói nó cùng thể thức, rất dễ giống nhau; nhưng từ góc độ xã hội, tôi và nhiều anh chị em trong đoàn phim (những người chưa từng xem Shattered) thì lại thấy đây là chuyện khó giãi bày và rất… ma quái!- Nói như vậy thì khi GLĐM ra rạp ở Mỹ vào đầu năm 2011, chắc anh phải có thêm một chú thích nào đó vào bảng chữ trong phim? - Tôi nghĩ không cần thiết, vì sự thật và tình lý đã như vậy, mình sửa thì thành ra chống chế, chạy tội. Tuy nhiên, tình huống giống nhau thì không có nghĩa là phim giống nhau 100% như các báo nói, đặc biệt ở cái kết, hai phim có hai chủ ý khác nhau. Một số bạn bè hỏi, nếu Victor mà xem Shattered rồi, thì chỉ cần cho nhân vật chính không mất trí nhớ, đảo lại khởi đầu một chút, chắc mọi việc đã khác? Chưa chắc đã khác, vì trong “biển phim” của nhân loại, việc thoát chết, mất trí hoặc không mất trí sau một vụ tai nạn thảm khốc đã được làm rất nhiều rồi, người làm sau rất dễ bị lặp. Hơn nữa, chủ đích của phim tâm lý ly kỳ là mượn các tình huống bất ngờ để đẩy xa cao trào, nhằm tạo thu hút và hồi hộp nơi người xem. Các nhà nghiên cứu lịch sử điện ảnh viết rằng ở mỗi thể loại, Hollywood có một vài kiểu khai thác tình huống quen thuộc, mà đến nay vẫn còn giá trị với… khán giả. Tôi cũng nghĩ rằng dù có các nguyên lý về cách khai thác tình huống định sẵn trong cách làm phim kiểu Hollywood, nhưng để làm khác cũng không quá khó, thế nhưng, trong trường hợp của mình, thật éo le và ly kỳ, chúng tôi lại chọn trúng những nguyên lý giống với một phim trước đây. Nói như người Việt mình: hay không bằng hên.
Theo Văn Bảy
TTVH
TTVH