Đạo thầy trò xưa

Ngày xưa, học trò từ nhỏ đến khi đi thi đậu cử nhân, tiến sĩ thường cũng chỉ học một thầy, cùng lắm là vài ba thầy, chứ không như ngày nay mỗi năm một lớp rồi mỗi môn một thầy. Có những người thầy đào tạo được nhiều ông Nghè, ông Cống nhưng bản thân ông thầy lại chẳng đậu đạt gì, chẳng nhận quan tước gì, có người thi đậu cũng không ra làm quan mà chỉ dạy học.

Ngày xưa, học trò từ nhỏ đến khi đi thi đậu cử nhân, tiến sĩ thường cũng chỉ học một thầy, cùng lắm là vài ba thầy, chứ không như ngày nay mỗi năm một lớp rồi mỗi môn một thầy. Có những người thầy đào tạo được nhiều ông Nghè, ông Cống nhưng bản thân ông thầy lại chẳng đậu đạt gì, chẳng nhận quan tước gì, có người thi đậu cũng không ra làm quan mà chỉ dạy học. Có những thầy giáo đạo cao đức trọng được môn sinh nể trọng hơn cha. Ngày xưa, thầy đồ dạy đỗ được một số học sinh đậu đạt cử nhân, tiến sĩ thì vai vế trong xã hội được nâng lên rõ rệt, quan tỉnh, quan huyện cũng phải kính nể, chẳng những đối với thầy giáo mà cả gia đình thầy.

Ảnh minh họa. (nguồn: Internet)

Ngành giáo dục xưa có chế độ thi hương, thi hội, thi đình rất nghiêm rất chặt, song rất ít giáo chức rất ít trường công, ở cấp huyện, cấp phủ chỉ có một vài huấn đạo giáo thụ ăn lương nhà nước, hầu hết là các lớp tư thục. Một nhà khá giả trong vùng nuôi thầy cho con ăn học, xóm làng chung quanh gửi con đến thụ giáo không phải nộp học phí, chỉ đến ngày mồng 5 tháng 5, Tết Nguyên đán, cha mẹ học trò mới đưa lễ tết đến tết thầy tuỳ tâm. Giàu có thì thúng gạo nếp, bộ quần áo..., nghèo thì một cơi trầu một be rượu cũng xong.

Môn sinh của một thầy thường tổ chức nhau lại gọi là Hội đồng môn, có trưởng tràng, giám tràng và một số cán tràng giúp việc trưởng tràng.  Hội đồng môn vận động các gia đình môn sinh đóng góp tiền của tạo ruộng, tạo trâu bò rồi phân công cày cấy, đến mùa màng gặt tự gánh về  nhà thầy để gia đình thầy chi dùng. Khi thầy mất lại dùng ruộng đó lo tang ma cho thầy, cho vợ thầy và giỗ tết tế tự về sau.

Học trò để tang thầy cũng ba năm như tang cha mẹ, nhưng không mặc tang phục, gọi là “tâm tang”, tức là để tang trong lòng./.

Hương Tú (biên soạn)  

Đọc thêm