Đập niêu

Đập niêu đất là trò chơi dân gian khá phổ biến ở nhiều làng quê thuộc vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Trò chơi thường diễn ra ở sân đình hay trên sân rộng. Trước khi chơi, người ta trồng ở giữa sân hai chiếc cột hoặc hai cây tre to, cách nhau 5m, buộc dây thừng vào hai chiếc cột để làm giá treo niêu, mỗi chiếc niêu treo cách nhau khoảng 50cm.

Đập niêu đất là trò chơi dân gian khá phổ biến ở nhiều làng quê thuộc vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

Trò chơi thường diễn ra ở sân đình hay trên sân rộng. Trước khi chơi, người ta trồng ở giữa sân hai chiếc cột hoặc hai cây tre to, cách nhau 5m, buộc dây thừng vào hai chiếc cột để làm giá treo niêu, mỗi chiếc niêu treo cách nhau khoảng 50cm. Kẻ một vạch mốc cách giá treo niêu khoảng 3 đến 5m làm điểm xuất phát. Trước khi chơi, trọng tài sẽ trao cho người chơi một chiếc gậy dài khoảng 50cm, những người tham gia chơi đứng dưới vạch mốc và bị bịt mắt nên họ phải định hình hướng đi và ước lượng khoảng cách treo niêu để đập cho trúng một trong những chiếc niêu đang treo trên dây. Người đập trúng niêu sẽ có được phần thưởng ghi trong mảnh giấy nhỏ trong chiếc niêu bị đập vỡ. Người chơi sẽ đọc thật to món quà mà mình nhận được, có khi là một phong bao lì xì, một chiếc bánh chưng, một gói kẹo hay một chùm bóng bay, cũng có khi phần thưởng chỉ là một tràng pháo tay của đông đảo dân làng đến xem, cổ vũ… Có địa phương lại đổ đầy nước vào trong niêu, mỗi khi có ai đó đập trúng niêu, nước sẽ bắn vào người và theo quan niệm thì đó là niềm may mắn trong năm mới./.

Ngọc Linh

Đọc thêm