Đạt 190 giờ chuẩn mới được công nhận chức danh Giáo sư

Từ ngày 1/1/2011 trở đi, ứng viên xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS phải thực hiện đủ 190 giờ chuẩn, PGS phải thực hiện đủ 150 giờ chuẩn. Cách tính quy đổi giờ chuẩn thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ trưởng GD-ĐT.

Từ ngày 1/1/2011 trở đi, ứng viên xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS phải thực hiện đủ 190 giờ chuẩn, PGS phải thực hiện đủ 150 giờ chuẩn. Cách tính quy đổi giờ chuẩn thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ trưởng GD-ĐT.

Đó là một trong những nội dung Dự thảo lần 3 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2009/TT-BGDĐT ngày 17/7/2009 quy định chi tiết việc xét công nhận, hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn, bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư mà Bộ GD-ĐT vừa công bố hôm nay 22/9.
 
Theo đó, Bộ sẽ sửa đổi, bổ sung nội dung cụ thể như sau: Thời gian để tính 1 năm thâm niên đào tạo được quy đổi thành giờ chuẩn giảng dạy, nếu trong thời gian đó ứng viên xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS thực hiện đủ 120 giờ chuẩn, ứng viên xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh PGS thực hiện đủ 90 giờ chuẩn.

Từ ngày 101/2011 trở đi, ứng viên xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS phải thực hiện đủ 190 giờ chuẩn, ứng viên xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh PGS phải thực hiện đủ 150 giờ chuẩn. Cách tính quy đổi giờ chuẩn thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ trưởng GD-ĐT.
Đạt 190 giờ chuẩn mới được công nhận chức danh Giáo sư ảnh 1
Đạt 190 giờ chuẩn mới được công nhận chức danh Giáo sư (Ảnh minh họa)
Về tính điểm quy đổi cho mỗi bài báo khoa học đã được công bố chủ yếu dựa vào chất lượng khoa học của chính bài báo, có tham khảo uy tín khoa học của tạp chí công bố bài báo khoa học đó. Mỗi bài báo khoa học được tính từ 0 đến 1 điểm; chỉ bài báo khoa học nào đặc biệt xuất sắc, đăng trên các tạp chí có uy tín khoa học hàng đầu ở trong nước và quốc tế mới có thể được tính đến 2 điểm. Bài báo có đồng tác giả thì điểm của bài báo được chia đều cho các đồng tác giả. Về hướng dẫn chính hoặc phụ học viên cao học làm luận văn thạc sĩ, thông tư sửa là trước ngày 5/8/2008, ứng viên có quyết định giao hướng dẫn học viên cao học làm luận văn thạc sĩ cùng với một hoặc nhiều người khác, nhưng trong quyết định không ghi rõ hướng dẫn chính hay phụ, nếu thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học đã ra quyết định giao hướng dẫn học viên cao học xác nhận là hướng dẫn chính hay đồng hướng dẫn chính thì được xem là hướng dẫn chính. Từ ngày 5/ 8/ 2008 trở đi, theo Quy chế đào tạo thạc sĩ ban hành theo Quyết định số 45/2008/QĐ-BGD-ĐT, học viên cao học làm luận văn thạc sĩ có tối đa 2 người hướng dẫn nên trong quyết định phải ghi rõ ứng viên là người hướng dẫn chính. Dự thảo Thông tư cũng nêu rõ, các PG, PGS phải có ít nhất 3 điểm tính từ việc biên soạn sách phục vụ đào tạo đã được xuất bản, trong đó có ít nhất 1,5 điểm tính từ việc biên soạn giáo trình hoặc sách chuyên khảo, hoặc cả giáo trình và sách chuyên khảo; có ít nhất 3 điểm tính từ việc biên soạn sách phục vụ đào tạo đã được xuất bản, trong đó có ít nhất 1,5 điểm tính từ việc biên soạn giáo trình hoặc sách chuyên khảo, hoặc cả giáo trình và sách chuyên khảo; có ít nhất 3 điểm tính từ các bài báo khoa học; Có ít nhất 5 điểm tính từ các bài báo khoa học… Các bài báo khoa học đã được công bố, sách đã phục vụ đào tạo được xuất bản. Giấy chứng nhận mục đích sử dụng sách của thủ trưởng cơ sở GDĐH và biên bản thẩm định sách của Hội đồng thẩm định sách có thẩm quyền… Ứng viên xét đạt tiêu chuẩn chức danh GS phải trình bày báo cáo khoa học tổng quan trước HĐCDGS cơ sở và HĐCDGS ngành. Ứng viên xét đạt tiêu chuẩn chức danh PGS phải trình bày báo cáo khoa học tổng quan trước HĐCDGS cơ sở, ở HĐCDGS ngành nếu hai trong ba người thẩm định hoặc Chủ tịch HĐCDGS ngành yêu cầu. HĐCDGS nhà nước sử dụng hình thức bỏ phiếu kín để quyết nghị việc hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS, tước bỏ chức danh GS, PGS. Nghị quyết của HĐCDGS nhà nước chỉ có giá trị khi được từ 2/3 tổng số thành viên trở lên của Hội đồng bỏ phiếu tán thành.
Theo Dân trí

Đọc thêm