Giữa thời điểm cho vay khó khăn, một số ngân hàng đã điều chỉnh lãi suất thẻ tín dụng lên mức mới. Đi kèm động thái này là các chương trình khuyến mãi, “dụ” khách hàng mở tài khoản thẻ tín dụng.
Dù đây là phương thức thanh toán hiện đại, an toàn, nhanh chóng, nhưng lãi suất quá cao đã dẫn đến việc khách hàng thắt lưng buộc bụng trong chi tiêu.
Khuyến mãi trước, nâng lãi sau
Ngày 21/12, Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) chính thức điều chỉnh lãi suất thẻ tín dụng Techcombank visa lên 23% một năm. Trước đó, lãi suất của loại thẻ này chỉ 19,2%. Nhiều ngân hàng cũng “chạy đua” trong việc điều chỉnh lãi suất thẻ tín dụng theo hướng tăng cao.
Trước tháng 12, lãi suất thẻ tín dụng của HSBC là 1,87% một tháng (khoảng 21,44% một năm), nay điều chỉnh lên 2% một tháng (tương đương 24% một năm). Cao ngất ngưởng là ANZ: thẻ chuẩn có lãi suất 2,4% một tháng (gần 29% một năm), thẻ vàng thì lãi suất tương ứng là 2,15% - 25%. Tương tự, ACB áp dụng mức lãi suất thẻ tín dụng 1,75% - 20%.
Đi kèm với lãi suất chót vót, các ngân hàng cũng điều chỉnh tăng phí sử dụng thẻ. Tại Techcombank, phí rút tiền mặt bằng 4% tổng số tiền rút, phí cấp bản sao kê 80.000 đồng một lần; phí thông báo thẻ mất cắp, thất lạc 100.000 đồng một lần... Trong trường hợp chậm thanh toán, chủ thẻ sẽ bị tính thêm phí 4%tổng số tiền chậm thanh toán, tối thiểu là 50.000 đồng. Nếu chủ thẻ có thắc mắc, yêu cầu tra soát cũng bị áp dụng phí 80.000 đồng cho một lần tra soát. Các mức phí trên thực hiện từ ngày 1/1/2011.
Dù đây là phương thức thanh toán hiện đại, an toàn, nhanh chóng, nhưng lãi suất quá cao đã dẫn đến việc khách hàng thắt lưng buộc bụng trong chi tiêu.
Khuyến mãi trước, nâng lãi sau
Ngày 21/12, Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) chính thức điều chỉnh lãi suất thẻ tín dụng Techcombank visa lên 23% một năm. Trước đó, lãi suất của loại thẻ này chỉ 19,2%. Nhiều ngân hàng cũng “chạy đua” trong việc điều chỉnh lãi suất thẻ tín dụng theo hướng tăng cao.
Trước tháng 12, lãi suất thẻ tín dụng của HSBC là 1,87% một tháng (khoảng 21,44% một năm), nay điều chỉnh lên 2% một tháng (tương đương 24% một năm). Cao ngất ngưởng là ANZ: thẻ chuẩn có lãi suất 2,4% một tháng (gần 29% một năm), thẻ vàng thì lãi suất tương ứng là 2,15% - 25%. Tương tự, ACB áp dụng mức lãi suất thẻ tín dụng 1,75% - 20%.
Đi kèm với lãi suất chót vót, các ngân hàng cũng điều chỉnh tăng phí sử dụng thẻ. Tại Techcombank, phí rút tiền mặt bằng 4% tổng số tiền rút, phí cấp bản sao kê 80.000 đồng một lần; phí thông báo thẻ mất cắp, thất lạc 100.000 đồng một lần... Trong trường hợp chậm thanh toán, chủ thẻ sẽ bị tính thêm phí 4%tổng số tiền chậm thanh toán, tối thiểu là 50.000 đồng. Nếu chủ thẻ có thắc mắc, yêu cầu tra soát cũng bị áp dụng phí 80.000 đồng cho một lần tra soát. Các mức phí trên thực hiện từ ngày 1/1/2011.
|
Hình thức thanh toán bằng thẻ tín dụng đang khiến nhiều khách hàng ngại vì lãi suất quá cao. (Ảnh: Lê Quân) |
Tuy nhiên, không phải khách hàng nào sử dụng thẻ tín dụng cũng biết rành những mức phí ngân hàng đưa ra. Chị Hữu Đang, khách hàng của Techcombank, cho biết: “Nghe ngân hàng tư vấn được ứng tiền xài trước đến 50 triệu đồng, sau 45 ngày mới tính phí, tôi đã thích và mở thẻ ngay, không tính được các mức phí. Giờ với mức phí mới của Techcombank, nếu chậm thanh toán 20 triệu đã ứng trước mua hàng, tôi sẽ bị tính phí lên gần 6% tổng số tiền ứng trước trong tháng, tương đương 1.200.000 đồng".
Đáng nói, trước khi điều chỉnh lãi suất, ngân hàng đã khuyến mãi rầm rộ về những ưu đãi cho việc mở thẻ mới, hoặc khuyến khích chi tiêu bằng thẻ tín dụng. HSBC có chương trình “mở thẻ, nhận ngay ví da”. Khách hàng chỉ cần đến HSBC làm hợp đồng là có “ví da”, chưa biết đủ điều kiện mở thẻ hay không. Với khách hàng đã sử dụng thẻ của HSBC, thì có hàng loạt chương trình khuyến mãi, như mua bằng thẻ tín dụng HSBC được chiết khấu 10% tại các cửa hàng thời trang; mua sắm tại Singapore được tích lũy điểm. Còn Techcombank khuyến khích mở thẻ mới, bằng cách miễn phí phát hành thẻ visa, tặng bình lọc nước, và “được rút thăm trúng thưởng hai chuyến du lịch Châu Âu”.
Chùn tay mua sắm
Trong điều kiện tiêu dùng cuối năm tăng cao, nhiều người chọn chi tiêu qua thẻ tín dụng, với mong muốn “dễ thở” trong tài chính, vì đây là hình thức thẻ ghi nợ, không cần thế chấp tài sản. Nhưng việc các ngân hàng nâng lãi suất quá cao, khiến khách hàng chùn tay mua sắm, dù là cần thiết. Chị Đàm Thị Khánh Vân (đường Lý Tự Trọng, quận 1, TP HCM), nói: “Trước đây, mức lãi suất cao nhất của thẻ tín dụng tôi đang xài chỉ ở 1,87% một năm, nay cộng với các khoản phí khác, khiến tôi phải trả cho lãi suất qua thẻ đến 30%. Với lãi suất này, tôi hết dám chi tiêu qua thẻ”.
Còn anh Trần Bách (quận Bình Tân, TP.HCM), nói: “Nghĩ chi tiêu qua thẻ thì đổi USD rẻ hơn. Nhưng khi ra nước ngoài mua hàng (thẻ HSBC), tiền quy đổi ngoại tệ 7%, cộng với tỷ giá hiện tại, thì cao hơn cả mức mà tôi mua USD trên thị trường tự do. Nay thêm lãi suất cao, rất khó thuyết phục tôi dùng thẻ tín dụng nữa…” .
Theo chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển, các ngân hàng tăng lãi suất thẻ tín dụng là hợp lý, bởi họ đang phải chịu áp lực thiếu tiền mặt cuối năm. Ngân hàng cho khách hàng ứng trước tiền tiêu dùng, mà không cần thế chấp, thì phải tăng lãi suất để hút lượng tiền khác về.
Tuy nhiên, với hạn mức tín dụng được phép chi tiêu cao, không phải thế chấp tài sản, nên rất khó kiểm soát tài chính, dễ sa lầy vào những khoản nợ không lường được. Trung tâm Thẻ của Agribank cho rằng, các ngân hàng phát hành thẻ không khuyến khích khách rút tiền qua thẻ, mà chỉ dùng thanh toán.
Còn việc áp dụng mức phí trả chậm cao, sẽ giúp khách hàng ý thức trả nợ. Để giữ điểm tín dụng tốt, không nên mua vượt 50% hạn mức nợ cho phép.
“Ngân hàng Nhà nước không quy định mức lãi suất cho vay thông qua thẻ tín dụng. Mỗi ngân hàng tự đưa ra mức lãi suất tín dụng của từng loại thẻ, mà không có một quy định trần nào. Khách hàng phải cân nhắc khi mua sắm, và khi sử dụng thẻ tín dụng thì theo dõi sát lãi suất, để tính toán chi tiêu hợp lý”. (Bà Nguyễn Thu Hà, Chủ tịch Hiệp hội thẻ Việt Nam).
Theo M.Dung - M. Yên
Đất Việt