Dầu gội, sữa tắm trẻ em ở Mỹ chứa cần sa?

Kết quả một nghiên cứu do trường Đại học Bắc Carolina (Mỹ) thực hiện cho thấy, một số thành phần trong các sản phẩm sữa  tắm và dầu gội trẻ em, trong đó có các sản phẩm của Johnson & Johnson, có thể đưa đến kết quả dương tính đối với cần sa. Kết luận này có thể đưa đến một cuộc điều tra của các nhà phúc lợi trẻ em.

 Kết quả một nghiên cứu do trường Đại học Bắc Carolina (Mỹ) thực hiện cho thấy, một số thành phần trong các sản phẩm sữa  tắm và dầu gội trẻ em, trong đó có các sản phẩm của Johnson & Johnson, có thể đưa đến kết quả dương tính đối với cần sa. Kết luận này có thể đưa đến một cuộc điều tra của các nhà phúc lợi trẻ em. 

Ảnh minh họa.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Bắc Carolina đã vào cuộc nghiên cứu sau khi một số lượng cao bất thường các bé sơ sinh chào đời có kết quả dương tính đối với cần sa. Các xét nghiệm kiểm tra cần sa đối với trẻ sơ sinh tại bệnh viện vẫn thường được tiến hành, đặc biệt là những em bé có mẹ dùng nhiều thuốc.

Tại Đại học Bắc Carolina, từ 10 đến 40% trẻ sơ sinh được thực hiện các xét nghiệm này. Kết quả nghiên cứu của Đại học Bắc Carolina cho thấy, các sản phẩm có thể đưa đến kết quả dương tính giả đối với cần sa gồm có: sữa tắm Bedtime của Johnson & Johnson, sữa tắm trẻ em CVS Night-Time, sữa tắm thư giãn và dầu tắm gội của Aveeno.

Các sản phẩm khác, như: sữa tắm gội trẻ em Head-to-Toe của Johnson, sữa tắm trẻ em CVS và thậm chí cả các loại xà bông rửa tay đạt tiêu chuẩn của bệnh viện cũng cho thấy có sự hiện diện của các chất chuyển hóa cần sa khi được tiến hành kiểm tra nhưng không ở mức độ cao để đưa đến kết quả dương tính theo tiêu chuẩn xét nghiệm của bệnh viện.

Kết quả dương tính vừa được đưa ra có thể đưa đến một cuộc điều tra của các nhà chức trách về phúc lợi trẻ em và dấy lên những tranh cãi quanh việc có nên dựa trên các kết quả kiểm tra cần sa để quyết định đưa những đứa trẻ sơ sinh đến các trung tâm nuôi dưỡng thay vì để lại cho những bậc cha mẹ có dấu hiệu nghiện ngập của các bé chăm sóc hay không.

Tại Mỹ, hiện có 12 bang áp việc tiếp xúc với các loại ma túy hay thuốc cấm trong thai kỳ là hành vi lạm dụng trẻ em dù không có bằng chứng cụ thể nào liên kết việc hút cần sa của các bậc phụ huynh với hành vi này. “Chúng tôi làm vậy để bảo vệ các gia đình trước khả năng bị kết luận sai” – Tiến sỹ Carl Seashore – một bác sỹ nhi khoa của Đại học Bắc Carolina và là đồng tác giả nghiên cứu nói.

Ông Richard Wexler – giám đốc điều hành Liên minh quốc gia về cải cách bảo vệ trẻ em - cho rằng, việc đưa những đứa trẻ khỏi nhà ngay sau khi sinh vì kết quả kiểm tra dương tính đối với cần sa gây ra những mối nguy hại ngay lập tức và khó kiểm soát. Ông Wexler giải thích bằng tỉ lệ con nuôi bị bỏ bê và lạm dụng cao hơn hẳn so với những đứa trẻ được nuôi nấng tại nhà.

“Những em bé sơ sinh bị đưa đi khỏi nhà dù chẳng có bằng chứng cụ thể của việc bị lạm dụng có khả năng bị lạm dụng là ít nhất 1 trong 4 bé. Tỉ lệ này cho thấy tỉ lệ tổn thương tình cảm do việc chia cắt là gần 100%.

Những đứa trẻ có nguy cơ bị sang chấn tình cảm rất lớn khi bị tách mẹ ở một thời điểm quan trọng của trẻ sơ sinh, giai đoạn gắn kết tình mẫu tử” – ông Wexler nói. “Đối với những đứa con nuôi, việc bị tách khỏi mẹ dẫn đến sự tổn hại còn lớn hơn cả cocaine” – ông Wexler dẫn một kết quả nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ tiếp xúc với cocaine khi còn ở trong tử cung có sự tăng trưởng và phát triển thể chất cao hơn hẳn khi chúng được để lại cho người mẹ chăm sóc.

Bảo An (Theo Time)

Đọc thêm