Đầu tư “trá hình” vào dự án Tháp Dầu khí?

Nguồn vốn 1.100 tỷ đồng vừa được Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) “bơm” vào Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu Khí Việt Nam (PVC) sẽ được kiểm soát như thế nào, khi tập đoàn này vừa “rút lui” khỏi dự án tháp dầu khí?.

Nguồn vốn 1.100 tỷ đồng vừa được Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) “bơm” vào Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu Khí Việt Nam (PVC) sẽ được kiểm soát như thế nào, khi tập đoàn này vừa “rút lui” khỏi dự án tháp dầu khí?.

a
 

Đợt phát hành kỳ lạ

Cuối tháng 3, PVC loan báo đã bán thành công 137 triệu cổ phiếu cho PVN cùng một số tổ chức khác.  Tin này khiến nhiều người choáng váng vì bất ngờ, bởi trước đó, tổng công ty này đã thất bại thảm hại trong việc chào bán 250 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, cán bộ công nhân viên (CBCNV) và đối tác chiến lược.

Cụ thể, 125 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu của PVC, chỉ có 9.609 cổ phiếu được đăng ký mua. "Lố" 12,5 triệu cổ phiếu dành cho CBCNV thậm chí không ai mua một cổ phiếu nào.

Người nhà được mua bằng mệnh giá (10.000 đồng/cổ phiếu) còn chê, cho nên cũng dễ hiểu khi 100 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông chiến lược với giá 12.000 đồng/cổ phiếu cũng không phân phối được cổ phiếu nào.

Thế nhưng, tổng số 137,5 triệu cổ phiếu ế (số mà cổ đông hiện hữu và CBCNV không mua) sau đó bất ngờ lại được nhanh chóng tiêu thụ hết. Trong đó, PVN mua 110 triệu cổ phiếu (tương đương 1.100 tỷ đồng), số còn lại phân phối cho 3 tổ chức khác là Oceanbank, Công ty cổ phần Đầu tư và Vật liệu PVV và Công ty TNHH xuất nhập khẩu xây dựng Đông Thành (cùng giá 10.000 đồng/cổ phiếu)

Như vậy, ngoại trừ 100 triệu cổ phiếu không chào bán được cho đối tác chiến lược thì có thể nói, đợt phát hành của PVX xem như đã tạm thành công. Tuy nhiên, có một “ẩn số” mà công chúng đến nay cũng chưa thể lý giải được, đó là vì sao PVN lại không mua với tư cách cổ đông hiện hữu với số lượng khoảng 51,5 triệu cổ phiếu mà lại đợi đến lúc này để mua số lượng nhiều hơn gấp đôi và lượng vốn "khủng" phải bỏ ra là  1.100 tỷ đồng?

Nghi án đầu tư trá hình?

Dẫu sao thì PVN đến nay đã nâng tỷ lệ vốn sở hữu tại PVC từ 41,21% lên 53,26%.

Trong nỗ lực đi tìm lời giải cho “ẩn số” nói trên, một số ý kiến nghi vấn động thái rót vốn của PVN có liên quan tới sự hoán đổi chủ đầu tư dự án tòa tháp cao nhất Việt Nam vừa xẩy ra?  Trước đó, thực hiện chủ trương thoái vốn đầu tư ra ngoài ngành, lĩnh vực chính, PVN đã “tháo lui” khỏi Dự án dự án Tổ hợp khách sạn 5 sao, trung tâm thương mại, công viên giải trí và Tháp Dầu khí tại xã Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội.

Rồi mới đây, dự án này đã chính thức được Chính phủ giao cho PVC  thực hiện. Dự án Tháp Dầu khí được giới thiệu là, sẽ được thay đổi tên gọi, do PVN không trực tiếp đầu tư để tập trung nguồn vốn cho hoạt động của ngành nghề kinh doanh chính. Và rằng, PVN chỉ tham gia góp một phần nhỏ vốn làm văn phòng.

Trả lời báo chí, ông Vũ Đức Thuận, Tổng giám đốc PVC, rói rằng, để thực hiện dự án, PVC sẽ huy động vốn nước ngoài và một số đối tác trong nước cho Dự án Tháp Dầu khí, chứ không sử dụng vốn nhà nước và vốn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).

Tuy nhiên, kết quả huy động vốn từ đợt phát hành cổ phiếu nói trên, cho thấy, nguồn lực vốn ngoại và một số đối tác khác của PVC để xây dựng tòa tháp dầu khí đã không như mong đợi. Vậy, với hơn 1.100 tỷ đồng được “bơm” từ PVN, liệu những đồng vốn của tập đoàn này có tiếp tục chảy vào dự án tại Mễ Trì mà PVC đang thực hiện?.

Việt Hưng

Đọc thêm