Dạy tiếng Anh từ tiểu học: Vừa dạy thí điểm vừa tìm giáo viên

Đề án 10 năm tăng cường dạy ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân được khởi đầu bằng việc thí điểm tại hơn 100 trường tiểu học. Kết quả sẽ là căn cứ để triển khai dạy tiếng Anh bắt buộc cho khoảng 20% học sinh lớp 3 vào năm học sau.

Đề án 10 năm tăng cường dạy ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân được khởi đầu bằng việc thí điểm tại hơn 100 trường tiểu học. Kết quả sẽ là căn cứ để triển khai dạy tiếng Anh bắt buộc cho khoảng 20% học sinh lớp 3 vào năm học sau.

>> Chưa bắt buộc học ngoại ngữ từ lớp 3
>> Chương trình ngoại ngữ 10 năm: Khởi động lúng túng ?

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Lộc - phó viện trưởng Viện Khoa học giáo dục, phó trưởng ban điều hành đề án - cho biết: “Năm học 2010-2011 chúng tôi dự kiến thí điểm ở 10-15 tỉnh thành, mỗi địa phương 5-10 trường. Trong đó có đại diện của tất cả vùng miền để có thể phản ánh đa dạng thực tế triển khai chương trình này. Lớp học chuẩn để thực hiện chương trình là 35 học sinh/lớp. Dự kiến ban đầu chỉ thí điểm ở 100 trường tiểu học. Nhưng hiện tại nhu cầu được thí điểm cao hơn, chúng tôi sẽ chốt danh sách sau khi phân tích kỹ kết quả khảo sát năng lực của các trường”.
Học sinh lớp 3FA Trường tiểu học Võ Thị Sáu  (Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) trong giờ  học chiều 31-8. Hiện vẫn chưa biết  trường này có được thí điểm chương trình  tiếng Anh hay không - Ảnh:  Thái Bá Dũng
Học sinh lớp 3FA Trường tiểu học Võ Thị Sáu (Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) trong giờ học chiều 31-8. Hiện vẫn chưa biết trường này có được thí điểm chương trình tiếng Anh hay không - Ảnh: Thái Bá Dũng
* Năm học mới đã bắt đầu trong khi vẫn chưa chốt được số lượng trường được thí điểm. Liệu việc triển khai chương trình có thể đảm bảo yêu cầu khi chưa được chuẩn bị chu đáo không?
TP.HCM thực hiện 12 năm nay

Theo ông Lê Ngọc Điệp - trưởng Phòng giáo dục tiểu học Sở GD-ĐT TP.HCM, hiện TP vẫn đang chờ văn bản hướng dẫn chính thức của bộ về việc dạy thí điểm tiếng Anh cho học sinh lớp 3. ”Tuy nhiên, chương trình tăng cường tiếng Anh mà TP.HCM đã thực hiện từ 12 năm nay (tính đến năm học 2009-2010 đã có hơn 47.000 học sinh tiểu học theo học) cũng vẫn tiếp tục được giảng dạy tại các trường.

Năm học 2010-2011, Sở GD-ĐT TP.HCM sẽ triển khai giảng dạy chương trình tăng cường tiếng Anh cho học sinh lớp 1 bắt đầu từ học kỳ 2, học sinh các khối lớp còn lại vẫn học ngay từ đầu năm như những năm trước" - ông Điệp cho biết.

H.HG.
- Một trong những nguyên tắc lựa chọn nơi thí điểm là các trường phải tự nguyện. Chúng tôi đã đi khảo sát thực tế trên cơ sở các trường đăng ký và tổ chức khảo sát giáo viên về năng lực sư phạm, khả năng nghe, nói, đọc, viết, trình độ đào tạo của giáo viên. Những nơi được ban điều hành đánh giá đủ điều kiện đã chủ động chuẩn bị điều kiện về cơ sở vật chất, gần 150 giáo viên cốt cán đã được mời tham gia tập huấn trong tháng 8-2010. Giáo viên tham gia tập huấn được phát tài liệu, thống nhất về phương pháp dạy học, đánh giá học sinh... Chúng tôi chỉ đang xem xét lại lần cuối để quyết định chính thức. Vì vậy không lo bị lỡ thời điểm năm học bắt đầu. Theo kế hoạch, học sinh lớp 3 sẽ được học chương trình tiếng Anh thí điểm của Bộ GD-ĐT ngay khi bắt đầu năm học. Mỗi tuần học bốn tiết bắt buộc.* Vậy lộ trình thí điểm sẽ được thực hiện thế nào, thưa ông? - Chúng tôi sẽ thực hiện thí điểm theo hình thức cuốn chiếu, bắt đầu từ lớp 3. Năm nay thí điểm, sang năm học sau sẽ rút kinh nghiệm, điều chỉnh để triển khai đại trà. Nhưng năm đầu tiên thực hiện đại trà chỉ triển khai với 20% số học sinh của mỗi lớp. Sau đó mỗi năm nâng lên 10%. Ví dụ năm 2011-2012 chúng tôi thí điểm ở lớp 4 thì thực hiện dạy tiếng Anh đại trà với 20% học sinh lớp 3... Cứ như vậy đến năm 2020 thì đề án kết thúc.

Song song với việc áp dụng thí điểm và đại trà theo cách tăng dần số lượng học sinh được học, chúng tôi xây dựng kế hoạch đào tạo giáo viên.

* Điều khiến dư luận lo ngại nhất hiện nay là số lượng và chất lượng giáo viên. Vậy hiện nay, điều kiện giáo viên để đáp ứng yêu cầu thí điểm và năm đầu tiên triển khai đại trà thế nào?

- Cách đây hai năm, khi đề án đang xây dựng, khảo sát của chúng tôi cho thấy cả nước có khoảng 60.000 giáo viên tiếng Anh các cấp, nhưng chủ yếu từ lớp 6 trở lên (khi tiếng Anh là môn học bắt buộc). Còn riêng bậc tiểu học, hiện có trên 4.000 giáo viên tham gia dạy tiếng Anh tự chọn tại các trường. Số lượng này tạm đủ cho giai đoạn đầu thí điểm. Để đảm bảo từ năm học sau triển khai đại trà 20% đồng thời tiếp tục thí điểm ở các lớp cao hơn, cần đào tạo thêm 1.700-2.000 giáo viên/năm. Ngoài việc đào tạo mới trong các trường cao đẳng sư phạm, chúng tôi huy động nguồn giáo viên qua đào tạo đã tham gia giảng dạy ở các bậc học trên.
Một tiết học tiếng Việt của học sinh lớp 3/1 Trường tiểu học Trần Bình Trọng,  Q.5, TP.HCM sáng 31-8 - Ảnh: Như Hùng
Một tiết học tiếng Việt của học sinh lớp 3/1 Trường tiểu học Trần Bình Trọng, Q.5, TP.HCM sáng 31-8 - Ảnh: Như Hùng

* Một số tỉnh, thành phố đang thực hiện chương trình tăng cường tiếng Anh. Vậy khi thực hiện đại trà chương trình của Bộ GD-ĐT, các địa phương này phải xử trí thế nào?

- Chương trình tiếng Anh của Bộ GD-ĐT nhằm tạo nên một mặt bằng trình độ tiếng Anh ở mức độ trung bình. Nếu các địa phương áp dụng chương trình cao hơn, phù hợp với nhu cầu, điều kiện hiện có thì vẫn có thể triển khai một cách linh hoạt. Ví dụ có thể tùy theo trường, lựa chọn chương trình phù hợp. Hoặc cùng một trường, có lớp học tiếng Anh yêu cầu cao hơn, có lớp chỉ đảm bảo học chương trình chung.

Tuy nhiên, các địa phương phải lưu ý chương trình tiếng Anh mới của Bộ GD-ĐT có tính liên thông lên các bậc học cao hơn. Vì thế, cho dù áp dụng chương trình nào ở bậc tiểu học cũng phải tính đến việc để học sinh tiếp tục học liên thông ở bậc trung học thuận lợi. Chương trình tăng cường tiếng Anh mà các tỉnh đang triển khai phải cao hơn chương trình của bộ, không được thấp hơn và phải phù hợp với đối tượng học sinh và các điều kiện khác.
Ông Nguyễn Lộc - Ảnh: V.H.
Ông Nguyễn Lộc - Ảnh: V.H.
* Hiện nay nhiều trường còn phổ biến sĩ số học sinh ở mức cao, chưa có phòng lab. Việc thực hiện dạy học tiếng Anh bắt buộc có thể đảm bảo chất lượng không? - Ở tiểu học chưa nhất thiết phải có phòng lab mà chỉ cần phòng học bộ môn dành riêng học tiếng Anh. Ở đó có các thiết bị phụ trợ, trang trí phù hợp với tâm sinh lý của học sinh nhỏ tuổi. Còn với những nơi sĩ số đông vẫn có thể áp dụng các hình thức linh hoạt, như chia thành các lớp nhỏ/lớp lớn thay phiên nhau học... Quy định 35 học sinh/lớp chỉ là “chuẩn” cần hướng tới.
Theo Trịnh Vĩnh Hà
Tuổi Trẻ

Đọc thêm