QTV - Đê Hà Nam là đê cấp 3 do trung ương quản lý, là công trình trọng điểm số một về phòng chống lụt bão của tỉnh Quảng Ninh. Tuyến đê dài gần 34 km này có nhiệm vụ bảo vệ đời sống và sản xuất cho khoảng 6 van dân vùng Hà Nam (Yên Hưng, Quảng Ninh). Thế nhưng đê Hà Nam đang bị xâm lấn bởi nhiều công trình xây dựng nhà cửa, quán hàng, vật liệu xây dựng...
Chắc hẳn chúng ta vẫn còn nhớ, cơn bão số 7 năm 2005 đã gây thiệt hại nặng về người và của nói chung, trên 11.000 người thuộc 8 xã vùng đảo Hà Nam đã phải di dời trú bão.
Hàng trăm công trình vi phạm Luật Đê điều
Ông Nguyễn Văn Sánh – Hạt trưởng Hạt Quản lý đê Yên Hưng dẫn chúng tôi đi một vòng trên đê Hà Nam thuộc địa phận xã Nam Hòa, Phong Hải – hai xã có nhiều công trình xây dựng (chủ yếu là nhà ở) vi phạm nghiêm trọng vào Luật Đê điều.
Thực tế cho thấy, nhà cửa, quán hàng được xây dựng ngay trên mái kè, mặt đê, mái cơ. Nhiều ngôi nhà, biệt thự mới được xây dựng bề thế, ngói vẫn đỏ tươi; nhiều công trình thì đang trong quá trình xây dựng, vật liệu đổ ngổn ngang ngay trên mặt đê. Dọc theo tuyến đê, những nhà xây phía ngoài tường chắn sóng (phía biển) đều phải phá tường để làm ngõ, lối đi. Có tới vài trăm điểm tường chắn sóng bị “xẻ thịt”, thậm chí có chỗ bị san phẳng tới 4m để “cho ô tô vào nhà”.
Theo thống kê của Hạt quản lý đê Yên Hưng, riêng 2 xã Nam Hòa, Phong Hải đã có tới 350 hộ xây dựng nhà trên hành lang bảo vệ đê điều. Nhiều nơi nhà cửa, quán hàng xây dựng san sát và dường như không còn nhận ra con đê Hà Nam đâu nữa. Các công trình xây dựng là điều kiện để các ổ mối mọt đục đẽo thân đê, có thể gây mất an toàn và cũng khiến cho công tác tuần tra, tu bổ con đê gặp nhiều khó khăn.
Biết là sai nhưng vẫn làm...
Nhà của gia đình anh Lê Văn Cường và chị Phạm Thị Bích ở thôn Đò Chanh, xã Nam Hòa trước đây đã từng bị chính quyền và các ngành chức năng tháo dỡ bởi xây dựng trái phép ngay trên mái kè của đê Hà Nam. Thế nhưng giờ đây nó lại được làm mới trở lại. Theo chị Bích thì “gia đình cũng biết là vi phạm nhưng do đã ở đây từ ngày xưa rồi, với lại người dân cũng ở đây đầy ra nên cứ ở”.
Cách nhà chị Bích không xa, gia đình bà Nguyễn Thị Canh có 3 thế hệ cũng đang sinh sống trong ngôi nhà được xây dựng ngay trên đê. Năm 2007, lấy tường chắn sóng để làm tường quán, bà cơi nới xây dựng thêm cái quán để bán hàng. Việc làm này bà Canh “cũng biết là vi phạm nhưng do gia đình khó khăn quá...”.
Ông Phạm Văn Lợi, thôn 8, xã Phong Hải thì cho rằng: cả thôn tôi nhà nào cũng xây dựng như thế này, chúng tôi ở đây từ đời cha, ông kia, nên nói là “vi phạm” cũng không phải. Nếu Nhà nước tu tạo, xây dựng đê mà phải dịch chuyển nhà ở chúng tôi cũng đồng tình nhưng cũng phải bố trí cho chúng tôi chỗ tái định cư.
Cần có giải pháp và xử lý kiên quyết với những công trình vi phạm
Với chức năng của mình, Hạt Quản lý đê Yên Hưng đã tiến hành lập hàng trăm biên bản gửi cho chính quyền địa phương để xử lý. Tuy nhiên việc xử lý cũng “không xuể”. Chính quyền thì cũng có cái khó, nói như ông Lê Đức Đỗ - Phó chủ tịch UBND xã Phong Hải: các hộ dân đã định cư ở đây từ rất lâu đời, cuộc sống ngày càng khá giả, người dân sắm được ô tô, xe máy cũng cần có lối đi vào nhà nên việc xử phạt cũng rất khó khăn. Với các hộ vi phạm thì xã cũng chỉ xử phạt vi phạm hành chính.
Không kể những ngôi nhà cũ, được xây dựng thậm chí từ cách đây mấy chục năm (trước khi có Luật Đê điều ra đời ngày 29/11/2006), hiện nay nhiều công trình, nhà cửa vẫn đang được xây mới trái phép trên các hạng mục của đê Hà Nam. Để giải quyết triệt để vấn đề này, theo ông Nguyễn Văn Sánh – Hạt trưởng Hạt quản lý đê Hà Nam thì cần di dời dân ra khỏi vùng đê, bố trí chỗ ở mới phù hợp. Tuy nhiên công tác này cũng cần có một nguồn kinh phí lớn và việc di dời tới vài trăm hộ cũng không phải chuyện dễ.
Công trình đê Hà Nam có vị trí hết sức quan trọng, hàng năm vẫn được Nhà nước đầu tư nhiều tỷ đồng để củng cố, nâng cấp, nhất là những đoạn đê xung yếu. Song có điều, thời tiết thiên tai là khó lường và người dân 8 xã vùng Hà Nam, Yên Hưng mỗi mùa mưa bão về vẫn nơm nớp nỗi lo. Trong khi chờ đợi một phương án tối ưu (có thể là nâng cấp tổng thể hay di dời dân ra khỏi công trình đê...), chính quyền huyện Yên Hưng cũng cần có những biện pháp xử lý kiên quyết đối với những hộ vi phạm mới, không thể để tình trạng “mạnh ai nấy làm” như hiện nay.
Lê Lan
Chắc hẳn chúng ta vẫn còn nhớ, cơn bão số 7 năm 2005 đã gây thiệt hại nặng về người và của nói chung, trên 11.000 người thuộc 8 xã vùng đảo Hà Nam đã phải di dời trú bão.
Hàng trăm công trình vi phạm Luật Đê điều
Ông Nguyễn Văn Sánh – Hạt trưởng Hạt Quản lý đê Yên Hưng dẫn chúng tôi đi một vòng trên đê Hà Nam thuộc địa phận xã Nam Hòa, Phong Hải – hai xã có nhiều công trình xây dựng (chủ yếu là nhà ở) vi phạm nghiêm trọng vào Luật Đê điều.
Thực tế cho thấy, nhà cửa, quán hàng được xây dựng ngay trên mái kè, mặt đê, mái cơ. Nhiều ngôi nhà, biệt thự mới được xây dựng bề thế, ngói vẫn đỏ tươi; nhiều công trình thì đang trong quá trình xây dựng, vật liệu đổ ngổn ngang ngay trên mặt đê. Dọc theo tuyến đê, những nhà xây phía ngoài tường chắn sóng (phía biển) đều phải phá tường để làm ngõ, lối đi. Có tới vài trăm điểm tường chắn sóng bị “xẻ thịt”, thậm chí có chỗ bị san phẳng tới 4m để “cho ô tô vào nhà”.
|
Tường chắn sóng của đê Hà Nam bị phá ra thành lối đi |
Theo thống kê của Hạt quản lý đê Yên Hưng, riêng 2 xã Nam Hòa, Phong Hải đã có tới 350 hộ xây dựng nhà trên hành lang bảo vệ đê điều. Nhiều nơi nhà cửa, quán hàng xây dựng san sát và dường như không còn nhận ra con đê Hà Nam đâu nữa. Các công trình xây dựng là điều kiện để các ổ mối mọt đục đẽo thân đê, có thể gây mất an toàn và cũng khiến cho công tác tuần tra, tu bổ con đê gặp nhiều khó khăn.
|
Biệt thự được xây dựng ngay trong tường chắn sóng (về phía biển) của đê Hà Nam, thuộc địa phận xã Nam Hòa |
|
Nhà xây dựng ngay trên mái kè của đê Hà Nam |
Biết là sai nhưng vẫn làm...
Nhà của gia đình anh Lê Văn Cường và chị Phạm Thị Bích ở thôn Đò Chanh, xã Nam Hòa trước đây đã từng bị chính quyền và các ngành chức năng tháo dỡ bởi xây dựng trái phép ngay trên mái kè của đê Hà Nam. Thế nhưng giờ đây nó lại được làm mới trở lại. Theo chị Bích thì “gia đình cũng biết là vi phạm nhưng do đã ở đây từ ngày xưa rồi, với lại người dân cũng ở đây đầy ra nên cứ ở”.
Cách nhà chị Bích không xa, gia đình bà Nguyễn Thị Canh có 3 thế hệ cũng đang sinh sống trong ngôi nhà được xây dựng ngay trên đê. Năm 2007, lấy tường chắn sóng để làm tường quán, bà cơi nới xây dựng thêm cái quán để bán hàng. Việc làm này bà Canh “cũng biết là vi phạm nhưng do gia đình khó khăn quá...”.
Ông Phạm Văn Lợi, thôn 8, xã Phong Hải thì cho rằng: cả thôn tôi nhà nào cũng xây dựng như thế này, chúng tôi ở đây từ đời cha, ông kia, nên nói là “vi phạm” cũng không phải. Nếu Nhà nước tu tạo, xây dựng đê mà phải dịch chuyển nhà ở chúng tôi cũng đồng tình nhưng cũng phải bố trí cho chúng tôi chỗ tái định cư.
|
Một ngôi nhà mới nữa lại mọc trên đê |
Cần có giải pháp và xử lý kiên quyết với những công trình vi phạm
Với chức năng của mình, Hạt Quản lý đê Yên Hưng đã tiến hành lập hàng trăm biên bản gửi cho chính quyền địa phương để xử lý. Tuy nhiên việc xử lý cũng “không xuể”. Chính quyền thì cũng có cái khó, nói như ông Lê Đức Đỗ - Phó chủ tịch UBND xã Phong Hải: các hộ dân đã định cư ở đây từ rất lâu đời, cuộc sống ngày càng khá giả, người dân sắm được ô tô, xe máy cũng cần có lối đi vào nhà nên việc xử phạt cũng rất khó khăn. Với các hộ vi phạm thì xã cũng chỉ xử phạt vi phạm hành chính.
Không kể những ngôi nhà cũ, được xây dựng thậm chí từ cách đây mấy chục năm (trước khi có Luật Đê điều ra đời ngày 29/11/2006), hiện nay nhiều công trình, nhà cửa vẫn đang được xây mới trái phép trên các hạng mục của đê Hà Nam. Để giải quyết triệt để vấn đề này, theo ông Nguyễn Văn Sánh – Hạt trưởng Hạt quản lý đê Hà Nam thì cần di dời dân ra khỏi vùng đê, bố trí chỗ ở mới phù hợp. Tuy nhiên công tác này cũng cần có một nguồn kinh phí lớn và việc di dời tới vài trăm hộ cũng không phải chuyện dễ.
Công trình đê Hà Nam có vị trí hết sức quan trọng, hàng năm vẫn được Nhà nước đầu tư nhiều tỷ đồng để củng cố, nâng cấp, nhất là những đoạn đê xung yếu. Song có điều, thời tiết thiên tai là khó lường và người dân 8 xã vùng Hà Nam, Yên Hưng mỗi mùa mưa bão về vẫn nơm nớp nỗi lo. Trong khi chờ đợi một phương án tối ưu (có thể là nâng cấp tổng thể hay di dời dân ra khỏi công trình đê...), chính quyền huyện Yên Hưng cũng cần có những biện pháp xử lý kiên quyết đối với những hộ vi phạm mới, không thể để tình trạng “mạnh ai nấy làm” như hiện nay.
Lê Lan