Để hưởng bảo hiểm thất nghiệp, thủ tục gì?

Trong thời gian làm việc vừa qua tôi có tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Xin hỏi để được hưởng BHTN khi nghỉ việc tôi cần có thủ tục gì?

Như thế nào được coi là thường xuyên ốm đau?

Anh Nguyễn Thanh Nghị (Quy Nhơn- Bình Định) hỏi: Cha tôi đã ngoài 60 tuổi và thường xuyên ốm đau. Một năm trước, cha tôi bị Tòa án kết án 3 năm tù giam vì tội vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Tôi nghe nói, những trường hợp thường xuyên ốm đau sẽ được ưu tiên khi xét đề nghị đặc xá, pháp luật quy định cụ thể về vấn đề này như thế nào?

- Trường hợp như của cha anh được Hội đồng tư vấn đặc xá hướng dẫn cụ thể như sau: Người từ 60 tuổi trở lên mà thường xuyên ốm đau là người đang chấp hành hành án phạt tù tại trại giam, trại tạm giam phải nằm điều trị tại bệnh xá, bệnh viên liên tục, nhiều lần trong một thời gian dài, không lao động, không tự phục vụ bản thân được và không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội. (Các tài liệu chứng minh phạm nhân bị bệnh hiểm nghèo chỉ có giá trị trong thời gian 6 tháng, tính đến ngày Hội đồng xét đề nghị đặc xá của trại giam, trại tạm giam họp xem xét, lập hồ sơ đề nghị đặc xá).

Nếu cha anh hội đủ những điều kiện trên (ngoài những điều kiện về thời gian chấp hành hình phạt tù, hình phạt bổ sung….) thì sẽ được  xem xét đề nghị đặc xá.

Chỉnh sửa văn bằng khi được cải chính hộ tịch

Anh Cầm Văn Bắc (Chim Vàn, Bắc Yên, Sơn La) hỏi: Trước đây tôi đi học theo giấy khai sinh mang tên Cầm Văn Liên. Năm 2005, tôi được UBND xã Chim Vàn cử đi học lớp trung cấp luật do trường Đại học Luật Hà Nội mở tại tỉnh Sơn La và được cấp bằng tốt nghiệp mang tên Cầm Văn Liên theo Quyết định số 873/QĐ-TC ngày 18/6/2007 của Hiệu trưởng trường Đại học Luật Hà Nội. Ngày 03/3/2009, tôi được UBND huyện Bắc Yên cho phép thay đổi tên từ Cầm Văn Liên thành Cầm Văn Bắc tại Quyết định số 229/QĐ-UBND. Vậy tôi muốn xin điều chỉnh tên trong bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp do trường Đại học Luật Hà Nội cấp mang tên Cầm Văn Liên thành Cầm Văn Bắc có được không ? Nếu được thì cần phải có những giấy tờ gì ?

- Theo Điểm c Khoản 1 Điều 16 Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo Quyết định 33/2007/QĐ-BGDĐT ngày 26/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, thì bằng tốt nghiệp trung cấp do hiệu trưởng nhà trường, nơi tổ chức đào tạo cấp.

Tại Điều 21 Quy chế này quy định về chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ, theo đó cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ có trách nhiệm chỉnh sửa nội dung ghi trên văn bằng, chứng chỉ đã cấp cho người học trong các trường hợp sau đây: Sau khi được cấp văn bằng, chứng chỉ, người học được cơ quan có thẩm quyền cải chính hộ tịch theo quy định của pháp luật về cải chính hộ tịch hoặc các nội dung ghi trên văn bằng, chứng chỉ bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp văn bằng, chứng chỉ. Đối với trường hợp chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ quy định nêu trên, cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ ra quyết định chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ đồng thời tiến hành chỉnh sửa các nội dung tương ứng ghi trong sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ. Việc chỉnh sửa nội dung ghi trên văn bằng, chứng chỉ quy định này được áp dụng cả đối với những văn bằng, chứng chỉ được cấp trước ngày Quy chế này có hiệu lực thi hành.

Như vậy, anh có thể đề nghị Hiệu trưởng trường Đại học Luật Hà Nội xem xét chỉnh sửa bằng tốt nghiệp đó. Thủ tục cần có đơn đề nghị chỉnh sửa, bản sao quyết định cho phép thay đổi tên, bản sao bằng tốt nghiệp và các giấy tờ liên quan khác để đối chiếu như: giấy khai sinh, hộ khẩu, chứng minh nhân dân, học bạ

Để hưởng bảo hiểm thất nghiệp, thủ tục gì?

Anh Tiêu Văn Phán (Quận 12 – TP Hồ Chí Minh) hỏi: Trong thời gian làm việc vừa qua tôi có tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Xin hỏi để được hưởng BHTN khi nghỉ việc tôi cần có thủ tục gì?

- Trong thời hạn 7 ngày tính theo ngày làm việc, kể từ ngày bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) hoặc hợp đồng làm việc (HĐLV), người lao động phải trực tiếp đến Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện nơi đang làm việc để đăng ký thất nghiệp. Hồ sơ gồm: Đơn đề nghị hưởng BHTN (theo mẫu); Bản sao HĐLĐ, HĐLV đã hết hạn thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ, HĐLV hoặc xác nhận của đơn vị cuối cùng trước khi thất nghiệp về việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ, HĐLV đúng pháp luật và xuất trình Sổ BHXH. Người lao động phải nộp đủ hồ sơ hưởng BHTN trong thời gian 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp (Mục 3, Phần III Thông tư số 04/2009/TT-BLDTBXH ngày 22/01/2009).

PLVN

Đọc thêm