Ngày 26/8, bé Lê Phương Tường V. (huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh) đã phải đón ngày đầy tháng của mình tại Khoa Phỏng – Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM vì bị bỏng nặng.
Chị Trần Ngọc Thu H. - dì của bé tường V. cho biết, bình thường bao giờ cũng có nhiều người xung quanh hai mẹ con bé V., nhất là lúc mẹ bé cần xông hơi và nằm than. Lò than sau khi sử dụng được dập tắt và đem ra ngoài. Nhưng do ngày hôm qua (25/8) gia đình có đám giỗ, nên chỉ có hai mẹ con bé V. ở nhà. Mẹ bé nằm than sau đó đi tắm lá xông trong buồng tắm và để võng của con lên chiếc giường tre. Khi đó, lò than còn để dưới chiếc giường và quạt máy vẫn hoạt động.
Cho đến khi nghe tiếng con khóc, mẹ bé V. chạy ra ôm con lên. Chiếc giường tre bị cháy một lỗ lớn ở giữa, còn cái võng bị cháy xém. Tay trái, chân trái, một phần mông, và cả khuôn mặt của bé Tường V. bị bỏng. Gia đình vội đưa bé V. vào Bệnh viện huyện Gò Dầu, sau đó được bệnh viện chuyển xuống Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM do bị bỏng nặng.
Chị Trần Ngọc Thu H. - dì của bé tường V. cho biết, bình thường bao giờ cũng có nhiều người xung quanh hai mẹ con bé V., nhất là lúc mẹ bé cần xông hơi và nằm than. Lò than sau khi sử dụng được dập tắt và đem ra ngoài. Nhưng do ngày hôm qua (25/8) gia đình có đám giỗ, nên chỉ có hai mẹ con bé V. ở nhà. Mẹ bé nằm than sau đó đi tắm lá xông trong buồng tắm và để võng của con lên chiếc giường tre. Khi đó, lò than còn để dưới chiếc giường và quạt máy vẫn hoạt động.
Cho đến khi nghe tiếng con khóc, mẹ bé V. chạy ra ôm con lên. Chiếc giường tre bị cháy một lỗ lớn ở giữa, còn cái võng bị cháy xém. Tay trái, chân trái, một phần mông, và cả khuôn mặt của bé Tường V. bị bỏng. Gia đình vội đưa bé V. vào Bệnh viện huyện Gò Dầu, sau đó được bệnh viện chuyển xuống Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM do bị bỏng nặng.
|
BS đang khám cho một trẻ bị bỏng do ngã vào nồi cháo. Ảnh minh họa |
ThS.BS Nguyễn Bảo Tường, Trưởng khoa Phỏng - Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM lo ngại vì bé V. chỉ nặng 4kg khi nhập viện, trong khi đó, bệnh nhi này bị phỏng lửa quá nặng, đặc biệt là khuôn mặt bị tổn thương nhiều. Lớp da của trẻ sơ sinh lại quá mỏng, nên bị cháy hết, do vậy giữ được tính mạng của bé là cả một vấn đề. Tuy nhiên, nếu bé sống sót qua cơn nguy hiểm, giải phẫu thẩm mỹ như ghép da cũng không phải dễ dàng. Trung bình mỗi năm, khoa Phỏng – Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM tiếp nhận khoảng 3 – 5 ca trẻ sơ sinh bị phỏng do mẹ nằm than. Tuy nhiên, hiếm khi có bệnh nhi nào bị phỏng nặng như vậy. Các bà mẹ sau khi sinh không nên nằm than, nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy nằm than sau khi sinh có lợi thì ít nhưng hại thì nhiều. Khi than đốt lên sẽ phóng ra một lượng khí CO2 mà sản phụ thì thường được sắp xếp nằm trong phòng kín gió, nên lượng khí CO2 sẽ bay quanh quẩn trong phòng. Người mẹ có sức chịu đựng, có thể không bị ảnh hưởng nhiều khi hít phải khí CO2 nhưng với trẻ sơ sinh, nếu hít phải CO2 dễ bị ngạt, nặng hơn sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh, não của trẻ... Ngoài ra, không phải lúc nào người thân sản phụ cũng có thời gian để thường xuyên canh mẻ lửa than nên có khi quá nóng, có khi lại quá nguội. Sản phụ vừa quen với ngưỡng nóng thì lửa tàn lại làm cho sản phụ lạnh hơn. Trạng thái nóng rồi lạnh bất thường cũng không tốt cho sức khỏe của sản phụ và trẻ. Đáng nói hơn là nằm than sẽ dễ bị bỏng, nhất là đối với trẻ sơ sinh vốn có làn da rất mỏng. Nằm than trong mùa hè oi bức càng dễ làm da bé nổi mụn rộp. Nếu không chăm sóc tốt, trẻ dễ bị nhiễm trùng da. Nằm than sau khi sinh làm tăng tiết mồ hôi, khiến cả sản phụ lẫn trẻ đều bị mất nước. Sản phụ bị mất nước, da sẽ xấu đi và mau già. Còn trẻ sơ sinh bị mất nước, nếu không bù kịp, sẽ rất nguy hiểm.
Theo Bùi Hương
Khoa hoc đời sống online
Khoa hoc đời sống online