Ngay sau khi xác định thông tin 9 ngư dân đi trên tàu đánh cá mang BKS QNg 66478 TS, do ông Mai Phụng Lưu, ở xã An Hải, huyện Lý Sơn làm thuyền trưởng, kiêm chủ tàu đã được phía Trung Quốc cứu sống và đưa vào đảo Trụ Cẩu - Hoàng Sa, vào trưa 16/10, các cấp ngành Quảng Ngãi đã vào cuộc để bàn bạc, tìm phương án cứu hộ số ngư dân trên.
Ba phương án đưa ngư dân về
Tuy đã được phía Trung Quốc cứu và lai dắt vào đảo Trụ Cẩu - Hoàng Sa, 9 ngư dân đã bình an, thế nhưng tàu đã bị hư hỏng máy khá nặng nên không thể tự chạy về.
Theo đó, vào chiều ngày 17/10, ông Nguyễn Xuân Huế, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Tỉnh Quảng Ngãi đã đưa ra và đề xuất với TƯ 3 phương án: Thứ nhất là sử dụng máy bay trực thăng bay từ Chu Lai ra đảo Trụ Cẩu để đưa 9 ngư dân về.
Ba phương án đưa ngư dân về
Tuy đã được phía Trung Quốc cứu và lai dắt vào đảo Trụ Cẩu - Hoàng Sa, 9 ngư dân đã bình an, thế nhưng tàu đã bị hư hỏng máy khá nặng nên không thể tự chạy về.
Theo đó, vào chiều ngày 17/10, ông Nguyễn Xuân Huế, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Tỉnh Quảng Ngãi đã đưa ra và đề xuất với TƯ 3 phương án: Thứ nhất là sử dụng máy bay trực thăng bay từ Chu Lai ra đảo Trụ Cẩu để đưa 9 ngư dân về.
|
Người thân nóng lòng ngóng đợi người thân trở về từ biển. (Ảnh: SGTT) |
Thứ hai, điều tàu cứu nạn hàng hải ra và lai dắt về. Thứ ba, yêu cầu phía Trung Quốc lai dắt tàu và đưa 9 ngư dân về Việt Nam, để bàn giao cho các cơ quan chức năng. Sau đó UBND tỉnh sẽ tổ chức tiếp đón. Bất cứ phương án nào trong số trên mà được TƯ chấp thuận, thì UBND tỉnh sẽ phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan chức năng để có thể đưa ngư dân về với gia đình trong thời gian sớm nhất, ông Huế nói.Người chưa về đã lo mưu sinh trả nợ Sáng 17/10, khi chúng tôi quay lại thăm thì nhà chị Lan đã “cửa đóng, then cài”. Một số người hàng xóm của chị Lan, cho biết: Suốt cả buổi chiều ngày hôm qua, kể từ khi nhận được tin báo chồng, con đã được cứu sống, chị Lan nghỉ ở nhà để tiếp đón bà con láng giềng và đại diện của chính quyền, cơ quan đoàn thể xã, huyện đến thăm và chia sẻ. Việc dữ đã hoá lành, nên sáng sớm nay chị Lan đã đi ra đồng từ sớm, để trồng tỏi thuê cho người ta, kiếm tiền. Sau 2 lần bị nước ngoài bắt và tịch thu toàn bộ phương tiện, trang thiết bị, ngư cụ, cùng với đem bán tất cả những gì có thể bán, cầm cố nhà cửa cho ngân hàng, rồi vay mượn của người thân, bạn bè để lấy tiền mua lại tàu cho chồng tiếp tục ra khơi. Lần này tuy may mắn là tàu không bị tịch thu, thế nhưng khoản chi phí trên 100 triệu đồng để mua dầu, đá, thức ăn… cho chuyến đi xem như “tan theo bọt sóng”, dẫn đến nợ cũ chưa trả, thì nay nợ mới lại chồng lên. Còn nhớ khi con tàu bị mất liên lạc, không ít ngư dân Quảng Ngãi đã nghĩ trên đường về gặp luồng cá, nên ông Lưu tắt Icom để đánh, kiếm chút tiền về trả tổn phí… Cho đến khi sự việc được làm rõ, tất cả "té ngửa” ra rằng tàu không có Icom. Vì thế họ quay sang trách móc rằng, máy Icom cùng lắm chưa đến 10 triệu đồng, chẳng là bao so với chiếc tàu 400-500 triệu đồng sao lại không mua để rồi khi gặp nạn không chỉ người thân “ngồi trên đống lửa”, mà cả các cấp, ngành cũng không biết đâu mà lần. Cựu lão ngư Nguyễn Văn Khiên (64 tuổi), ở thôn Đông, xã An Hải, trầm ngâm: Chỉ có người trong cuộc mới hiểu được. Cùng là ông chủ, thế nhưng với người này 5-7, hay 10, thậm chí cả trăm triệu đồng cũng chẳng là cái gì cả. Bởi vì chỉ cần 1 vài chuyến ra khơi trúng mánh là thu về trong tay vài trăm triệu đồng. Thế nhưng với người mà chưa đầy 1 năm bị bắt đến 3 lần, trong đó 2 lần trở về với bàn tay trắng thì một vài triệu đồng là con số lớn. Nhìn ngôi nhà bề thế và khang trang, ít ai nghĩ rằng chủ nhân của nó lại là người đang ôm cả núi nợ, vợ thì đi làm thuê; còn con cái phải ly tán khắp nơi để mưu sinh qua ngày.
Theo Phan Hoàng Oanh
Khoa học đời sống online
Khoa học đời sống online