Đề nghị truy tố giám đốc điều hành các hãng dược phạm luật

Hàng loạt công ty dược phẩm hàng đầu thế giới bị phạt hàng tỉ USD vì những sai phạm trong hoạt động kinh doanh trong thời gian qua. Tuy nhiên, theo các luật sư, để thay đổi hành vi của ngành công nghiệp dược phẩm thì cần phải có chế tài hình sự nghiêm khắc đối với các giám đốc điều hành, vì những khoản tiền phạt này cũng chỉ là một phần rất nhỏ nếu so với tổng doanh thu khổng lồ mà các công ty thu được. 

Hàng loạt công ty dược phẩm hàng đầu thế giới bị phạt hàng tỉ USD vì những sai phạm trong hoạt động kinh doanh trong thời gian qua. Tuy nhiên, theo các luật sư, để thay đổi hành vi của ngành công nghiệp dược phẩm thì cần phải có chế tài hình sự nghiêm khắc đối với các giám đốc điều hành, vì những khoản tiền phạt này cũng chỉ là một phần rất nhỏ nếu so với tổng doanh thu khổng lồ mà các công ty thu được. 

Cần truy tố các cá nhân để giảm thiểu sai phạm hình sự trong ngành dược phẩm.
Cần truy tố các cá nhân để giảm thiểu sai phạm hình sự trong ngành dược phẩm.
Trong vòng 3 năm qua, ngành công nghiệp dược phẩm toàn cầu đã buộc phải nộp số tiền phạt lên đến 11 tỉ USD vì các vi phạm hình sự, trong đó có việc che giấu các dữ liệu về độ an toàn và quảng cáo phóng đại công dụng của thuốc so với giấy phép. Tổng cộng đã có 26 công ty, trong đó có 8/10 nhà sản xuất dược phẩm hàng đầu thế giới, bị phát hiện có những hành vi không trung thực. 26 công ty này hiện đang bị buộc phải tuân thủ “thỏa thuận liêm chính” – một thỏa thuận được áp dụng tại Mỹ đối với các đơn vị y, dược bị phát hiện có các hành vi sai trái, và nằm trong tầm theo dõi lên đến 5 năm. 
Trong số đó, mức án phạt cao nhất từ trước đến nay đã được nhà chức trách áp dụng đối với một công ty dược phẩm thuộc về GlaxoSmith-Kline. Hồi tháng 7 vừa qua, hãng dược phẩm có trụ sở tại Anh này đã bị buộc phải nộp phạt số tiền lên đến 3 tỉ USD sau khi thừa nhận 3 cáo buộc về các vi phạm hình sự tại tòa án Mỹ.
Tuy nhiên, GSK không phải là hãng dược phẩm uy tín duy nhất bị phạt mà kể từ năm 2009 đến nay đã có 9 công ty dược khác cũng bị buộc phải trả các khoản tiền lớn, từ 420 triệu USD đối với công ty Novartis tới 2,3 tỉ USD của công ty Pfizer since 2009, nâng tổng số tiền mà ngành công nghiệp dược phẩm phải đóng phạt lên đến 11 tỉ USD.
Theo Tạp chí Y học New England, quy mô của những hành vi sai trái đó đã làm xói mòn lòng tin của công chúng đối với ngành công nghiệp dược phẩm và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Bởi, các luật sư hàng đầu cảnh báo rằng, những mức phạt hàng tỉ USD vẫn chưa đủ để thay đổi hành vi của ngành công nghiệp có lợi nhuận khổng lồ này.
Kevin Outterson – một luật sư tại Đại học Boston, Mỹ - nói rằng, những khoản tiền phạt này chỉ là một phần rất nhỏ trong tổng doanh thu khổng lồ mà các công ty dược phẩm thu được, hay có thể được xem là “chi phí kinh doanh” của các công ty này. 
Cụ thể, theo luật sư Outterson, khoản tiền phạt 3 tỉ USD đối với GSK chỉ chiếm 10,8% doanh thu của hãng này. Trong khi đó, số tiền 1,5 tỉ USD Abbott Laboratories phải nộp cho nhà chức trách vì đã quảng cáo các công dụng chưa được chứng minh của thuốc Depakote cũng chỉ chiếm 12% doanh thu của họ.
“Các hãng dược phẩm có thể xem những khoản tiền phạt đó như một tỉ lệ phần trăm khá nhỏ trong tổng doanh thu toàn cầu của họ. Như vậy, việc phạt tiền hầu như không thay đổi được gì. Chính phủ chỉ đơn thuần là thay đổi một phần trong “miếng bánh tài chính” của các công ty này” – ông Outterson nói.
Trước thực trạng này, luật sư Outterson đề xuất rằng cần phải áp dụng các hình phạt hình sự đối với cá nhân các giám đốc điều hành của các công ty này, song hành xử phạt với pháp nhân doanh nghiệp đó. Ví dụ, ông Outterson nói rằng, GSK đã bị phạt 1 tỉ USD vì cáo buộc hình sự nhưng lại không có cá nhân nào phải chịu trách nhiệm. Vì vậy, họ sẽ không sợ và vẫn sẽ bất chấp hậu quả đến sức khỏe người bệnh để thu lợi.
Nghiêm trọng hơn, cũng theo tờ Tạp chí Y học New England, các vi phạm này cũng “cuốn” đi niềm tin của các bác sỹ vào ngành công nghiệp dược phẩm. Các bác sỹ thậm chí đã gạt bỏ kết quả của các thử nghiệm lâm sàng do các công ty dược phẩm tài trợ, ngay cả khi những thử nghiệm đó được tiến hành nghiên cứu nghiêm túc.
Điều này, theo các nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Brigham và Bệnh viện Phụ nữ tại Boston, có thể đưa đến những tác động nghiêm trọng. Bởi, khi mà ngay cả các bác sỹ cũng không muốn tin tưởng hoàn toàn vào các nghiên cứu này, nó có thể cản trở quá trình áp dụng các nghiên cứu đó vào thực tế chữa bệnh.
Nói cách khác, các hành vi sai phạm đó sẽ góp phần đẩy lùi các tiến bộ của y học lâm sàng, khiến người bệnh khó có thể được hưởng những phương pháp điều trị tiến bộ, hiệu quả hơn. 
Minh Ngọc (theo Independent)

Đọc thêm