Chiều 18/5, ông Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng (Bộ GD&ĐT) đã khẳng định tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ GD&ĐT: “Đề thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ vẫn được ra theo hướng mở, tổng thể nằm ở mức độ đối tượng học sinh học lực trung bình có cố gắng học tập có thể vượt qua được kỳ thi này”. Tuy nhiên, ông Nghĩa cũng cho biết, đề thi cũng sẽ tránh tình trạng thí sinh học vẹt, học thuộc lòng có thể trả lời được. Trong đề thi sẽ có những câu hỏi khá dễ cho thí sinh có học lực trung bình, đồng thời có những câu hỏi mà các thí sinh có học lực khá mới làm được; ngoài ra có những câu khó dành cho thí sinh giỏi. Do đó, thí sinh có thể yên tâm, với quy trình chấm chặt chẽ, không sợ việc chấm thi sẽ không đánh giá được chính xác năng lực của học sinh.
|
Trước giờ thi |
Cả nước có hơn 1,1 triệu thí sinh thi tốt nghiệp THPT Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Trần Văn Nghĩa cho biết, năm nay, cả nước có khoảng 1,1 triệu học sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Trong số này, có khoảng trên 100.000 em là học sinh hệ giáo dục thường xuyên, còn lại là học sinh của hệ trung học phổ thông. Tổng số phòng thi năm nay là trên 44.500 phòng ở 1207 cụm trường. Trong đó có 627 cụm thi 3 trường với hơn 32.300 phòng thi (chiếm tỷ lệ 73%) và 282 cụm thi 2 trường với hơn 8.000 phòng thi (chiếm tỷ lệ 18%), chỉ có 9% là các điểm thi lẻ. Có nhiều tỉnh thi 100% cụm 3 trường trở lên như Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương… TPHCM cũng chỉ có 1 trường thi riêng lẻ còn lại đều thi theo cụm 3 trường. Ông Nghĩa cho rằng, năm nay, việc tổ chức thi theo cụm hoàn toàn do các sở tự quyết định nhưng vì qua kỳ thi năm ngoái, thấy được lợi ích của phương thức thi theo cụm nên số trường thi lẻ chiếm tỷ lệ khá nhỏ.Học lực trung bình vẫn đỗ tốt nghiệp Cũng theo ông Nghĩa, đề thi được ra trên cơ sở phân loại học sinh, theo đó, học sinh trung bình nếu có cố gắng vẫn có thể đỗ tốt nghiệp. Để nâng cao chất lượng kỳ thi, Bộ GD&ĐT có những hướng dẫn cụ thể trong công tác ra đề, cố gắng giảm việc học sinh học tủ, học vẹt, tăng cường đánh giá khả năng vận dụng kiến thức cũng như khả năng sáng tạo của học sinh. Và như vậy, mỗi đề thi sẽ có phần câu hỏi khá dễ để học sinh có sức học trung bình có thể xử lý được; phần câu hỏi khó hơn một chút dành cho học sinh khá và câu hỏi khó hơn nữa cho các học sinh giỏi để phân loại học sinh. Tính phân loại này sẽ cao hơn ở đề thi ĐH, CĐ. Riêng với môn thi Văn, đề thi sẽ vẫn ra theo hướng mở. Tuy nhiên, học sinh không lo về biểu điểm chấm vì Bộ sẽ có hướng dẫn cụ thể cho các Sở GD&ĐT. Trước khi chấm chính thức, Bộ cũng quy định các hội đồng chấm thi phải chấm thử 15 bài, sau đó ngồi lại để thảo luận thống nhất cách chấm. Trong trường hợp hội đồng không thống nhất thì sẽ hỏi ý kiến Bộ.Hiệu trưởng các trường kiểm tra điều kiện dự thi của thí sinh Về công tác thanh tra thi tốt nghiệp THPT năm nay, ông Phạm Ngọc Trúc, Phó chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT cho biết, cũng như mọi năm, Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức 4 cuộc thanh tra: thanh tra công tác chuẩn bị thi; công tác coi thi; chấm thi và phúc khảo. Năm nay có 16 đoàn thanh tra, mỗi đoàn đi 3 tỉnh để kiểm tra công tác chỉ đạo và chuẩn bị cho kỳ thi các địa phương như phòng ốc, tường rào, bảo vệ địa điểm thi…. Điểm khác biệt của kỳ thi năm nay là việc kiểm tra và xét điều kiện dự thi của thí sinh không giao cho Hội đồng thi nữa mà yêu cầu hiệu trưởng các trường thực hiện. Do vậy, công tác thanh tra sẽ chú trọng đến việc các địa phương thực hiện quy chế này như thế nào. Ông Phạm Ngọc Trúc cũng cho biết: năm nay, Bộ vẫn tổ chức các đoàn thanh tra công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT. Năm nay có 4 đợt thanh tra ở các giai đoạn: in sao đề thi, các ngày thi, chấm thi và giai đoạn phúc khảo. Ngay từ ngày 17/5 đã bắt đầu triển khai các đoàn thanh tra tại một số địa phương và sẽ có 16 đoàn thanh tra công tác chuẩn bị cho kỳ thi này. Bộ GD&ĐT cũng sẽ tổ chức 64 đoàn với hơn 700 thanh tra viên làm nhiệm vụ thanh tra công tác chấm thi và phúc khảo kỳ thi tốt
Theo