Đề xuất mức phụ cấp công vụ cho cán bộ, công chức

Tại dự thảo Nghị định về chế độ phụ cấp công vụ (PCCV) đang lấy ý kiến nhân dân, Bộ Nội vụ đề xuất mức PCCV cho cán bộ, công chức có thể bằng 10% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung; sau đó, cứ mỗi năm (12 tháng) tăng thêm 10% cho đến khi đạt 50%.
Tại dự thảo Nghị định về chế độ phụ cấp công vụ (PCCV) đang lấy ý kiến nhân dân, Bộ Nội vụ đề xuất mức PCCV cho cán bộ, công chức có thể bằng 10% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung; sau đó, cứ mỗi năm (12 tháng) tăng thêm 10% cho đến khi đạt 50%.

Cũng theo Dự thảo, những đối tượng được hưởng mức phụ cấp trên gồm có cán bộ, công chức, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động và người hưởng lương và phụ cấp từ ngân sách nhà nước thuộc lực lượng vũ trang, cụ thể là:

- Cán bộ từ Trung ương đến cấp huyện quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức;
- Công chức từ Trung ương đến cấp huyện (không bao gồm công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp) quy định tại Nghị định số 6/2010/NĐ-CP ngày 25/1/2010.
- Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009;
- Người làm việc theo hợp đồng lao động quy định tại Nghị định 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ và công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, chiến sĩ phục vụ có thời hạn và công nhân, nhân viên Công an, lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước thuộc Công an nhân dân;
- Người làm công tác cơ yếu.
 Theo phương án Bộ Nội vụ đề xuất thì chế độ PCCV này có thể thực hiện từ ngày 1/5/2011.

Cán bộ, công chức và lực lượng vũ trang không được hưởng PCCV trong các trường hợp sau:
- Thời gian đi công tác, làm việc học tập ở nước ngoài được hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị Định số 204/2004/NĐ-CP;
- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 1 tháng trở lên;
- Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
- Thời gian bị đình chỉ công tác, tạm giữ, tạm giam.             

- Dự thảo -

Đọc thêm