Đến 2012, hoàn thành hệ thống kho chứa lương thực tại ĐBSCL

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng chỉ đạo Tổng công ty Lương thực miền Nam khẩn trương hoàn thành việc rà soát điều chỉnh bổ sung và phê duyệt quy hoạch hệ thống kho chứa lương thực của Tổng công ty tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) để hoàn thành các dự án trước 31/6/2012.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng chỉ đạo Tổng công ty Lương thực miền Nam khẩn trương hoàn thành việc rà soát điều chỉnh bổ sung và phê duyệt quy hoạch hệ thống kho chứa lương thực của Tổng công ty tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) để hoàn thành các dự án trước 31/6/2012.

Bộ Tài chính chủ trì xem xét việc miễn tiền chuyển mục đích sử dụng đất cho các dự án đầu tư kho chứa lương thực của Tổng công ty Lương thực miền Nam, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Tổng Công ty Lương thực miền Nam đang cố gắng hoàn thành kho chứa lương thực.

chỉ đạo các chủ đầu tư hoàn chỉnh thủ tục hồ sơ vay vốn, làm việc cụ thể với Ngân hàng Phát triển Việt Nam để được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước; làm việc với các ngân hàng thương mại để được vay vốn theo quy định tại Quyết định số 2072/QĐ-TTg ngày 11/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay trung hạn và dài hạn ngân hàng bằng đồng Việt Nam của tổ chức và cá nhân.

Trước đó, theo Quyết định 57/2010/QĐ-TTg ngày 17/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ, kể từ ngày 10/11/2010, sẽ miễn tiền thuê đất đối với diện tích đất thực hiện dự án xây dựng kho dự trữ 4 triệu tấn lúa, ngô; xây dựng kho lạnh bảo quản thủy sản, rau quả và kho tạm trữ cà phê theo quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Việc miễn tiền thuê đất đối với các dự án trên sẽ được thực hiện trong vòng 5 năm, kể từ khi dự án bắt đầu đi vào hoạt động.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, ĐBSCL là vùng có sản lượng thóc đạt gần 20 triệu tấn/năm, chiếm 90% sản lượng gạo xuất khẩu, thế nhưng tổng công suất kho chứa hiện có của vùng chỉ khoảng 1,5 triệu tấn. So với nhu cầu dự trữ thóc của các tỉnh thì con số trên mới chỉ đáp ứng được 30%.

Bởi vậy, việc ưu đãi, khuyến khích xây dựng hệ thống kho thóc có công suất đủ lớn chính là một trong những biện pháp quan trọng có tác dụng nâng cao chất lượng, giảm tổn thất sau thu hoạch đối với mặt hàng xuất khẩu chủ lực hiện nay.

Theo Chinhphu.vn

Đọc thêm