Đi mua thịt bầy nhầy, cá chết trắng để bán cơm bụi

Ít ai biết được rằng, những món thịt thơm ngon, những món tôm rán, cá rim vô cùng hấp dẫn ở những quán cơm bụi được “sản xuất” từ những phản thịt siêu bẩn.
Ít ai biết được rằng, những món thịt thơm ngon, những món tôm rán, cá rim vô cùng hấp dẫn ở những quán cơm bụi được “sản xuất” từ những phản thịt siêu bẩn.

Chợ nằm gần... nghĩa trang

Chợ đầu mối phía nam Hà Nội cách trung tâm thành phố không xa. Nơi đây được mệnh danh là xứ sở của nhiều loại thịt, cá siêu rẻ. Chúng tôi có mặt tại đây từ 5 giờ sáng. Chợ nằm cách nghĩa trang thôn Hoàng Mai chừng 20 m và việc buôn bán đang hết sức nhộn nhịp.
Sau khi mua đủ hàng, họ rẽ về mọi ngả của thành phố đề làm cơm bán cho khách

Ngay tại khu D của chợ, nơi bày bán đủ các loại thịt lợn, gà, bò, người bán đã bày sẵn trên bàn, chờ khách đến chỉ đoạn muốn mua là phang, lọc thịt ngay tại trận. Phía sau những bàn thịt là công đoạn cạo lông, lọc thịt…Những chậu nước đen ngòm, những chiếc bếp ga du lịch, than tổ ong đang rực lửa nấu nước để cạo lông lợn chưa được làm sạch.

Những phản thịt đặt ngay dưới tấm bao bì mỏng mảnh trên nền đất ẩm thấp, nhơ nhớp dính đầy lông, da lợn. Theo quan sát của phóng viên, hầu hết người mua hàng giờ này đều là những người bán hàng ăn, người mua về làm bún chả, người làm phở, nhưng chủ yếu vẫn là quán cơm bụi.
Cá tôm chủ yếu phục vụ cho những quán cơm bụi

Nhìn bằng mắt thường, người mua đều thấy thịt có màu nhờ nhờ, không đỏ tươi ngon như các loại thịt khác. Chỉ bằng cảm quan, ai cũng có thể đánh giá đây là thịt kém chất lượng. Khách đến mua đều biết điều đó nhưng với họ, chất lượng không quan trọng mà quan trọng là giá thành đắt hay rẻ.

Một bà chủ quán cơm dưới Văn Điển, Hà Nội bật mí, cơm bình dân nên nguồn nguyên liệu chỉ cần thế này thôi. Nếu lấy hàng tại chợ nhà thì mỗi ngày chi thêm vài trăm, lên đây khoảng 10km nhưng dôi  được nhiều tiền. Chị nhẩm tính thịt xay 25 nghìn đồng/kg có thể về làm chả, làm nem, làm thịt xào…, trong khi nếu mua thịt ngon cũng phải mất 50 nghìn đồng/kg.
Quản lý về an toàn thực phẩm thuộc về cơ quan khác, không phải ban quản lý chợ?
Khi xay thịt, những người bán hàng trong chợ thường gom tất cả các loại thịt thừa, thịt vụn còn nguyên bì lẫn những sợi lông và cho thêm vài ba củ hành để thịt thơm hơn, khi người mua về chế biến đỡ vất vả. Theo một bà chủ bán thịt tiết lộ, nguồn thịt rẻ là vì lấy hàng rẻ.Cá, tôm chết trắng vẫn bày bán Để có đủ món sau khi mua đủ rau thịt, các chủ quán cơm lại tìm đến khu vực bày bán cá tôm. Mùi tanh và mùi hôi của khu vực này quyện lại thành mùi đặc trưng. Những mẹt tôm chết trắng được người bán phát giá từ 40 đếm 45 nghìn đồng/kg. Cá mè,cá trôi chết được mổ sẵn giá 15 nghìn đồng/kg. Hầu hết họ đều rải hàng cho các quán cơm nên khi xe dừng lại là người bán hàng thoăn thoắt ném hàng vào túi nilon, cân lên và đưa cho khách, tiền nong đã được làm giá từ trước không cần hỏi. Những khúc cá đã được đánh vảy, cắt khúc lược thịt ra thịt, xương ra xương, chỉ chờ lên bếp. Sau khi chất đầy hàng, những chủ quán cơm tỏa ra các hướng của thành phố Hà Nội và rồi những miếng thịt chờ lên bàn ăn dành cho "thượng đế".
Quản lý: Lại kêu... lực lượng mỏng!(?)

Theo ông Chử Đức Toàn (Giám đốc Trung tâm kinh doanh chợ đầu mối phía Nam), việc kiểm tra nguồn thịt do Chi cục thú y phụ trách. Tại chợ đầu mối luôn có một cán bộ thú y thuộc quận Hoàng Mai túc trực.

Nếu bằng mắt thường, người quản lý chợ có thể nhìn thấy thịt có vấn đề sẽ chặn giữ ngay từ cổng không cho vào chợ. Sau đó, cán bộ thú y tới kiểm tra. Ông Toàn cho biết, khó khăn là ở chỗ lực lượng cán bộ thú y còn mỏng, nhiều khi chặn giữ xe lại, chưa kịp kiểm tra thì họ quay đầu xe chạy đi mất.

Khi phát hiện các hộ kinh doanh không đúng nội quy, bị lập biên bản phía công ty sẽ ngưng hợp đồng bán hàng tại chợ. Thường là trung bình 2 đến 3 tháng, lại có một cơ sở bị cấm bán hàng trong chợ.

Về việc chợ gần nghĩa trang, ông Toàn khẳng định không ảnh hưởng gì vì nguồn nước sử dụng trong chợ do công ty nước sạch Hà Nội cung cấp.
Theo T.V
Khoa học đời sống online

Đọc thêm