"Đi tàu từ Hà Nội vào Sài Gòn chỉ hơn 5 giờ"

Chiều 20-5, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Hồ Nghĩa Dũng đã trình bày trước Quốc hội tờ trình “Báo cáo đầu tư dự án đường sắt cao tốc Hà Nội - TP.HCM”.

Chiều 20-5, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Hồ Nghĩa Dũng đã trình bày trước Quốc hội tờ trình “Báo cáo đầu tư dự án đường sắt cao tốc Hà Nội - TP.HCM”. Ông Dũng cho biết nếu không xây dựng đường sắt cao tốc thì nhu cầu vận tải hành khách trên hành lang Bắc - Nam đến năm 2030 sẽ vượt năng lực của các loại hình vận tải là 57 triệu hành khách/năm. Chiều 20-5, bên lề Quốc hội, trả lời báo chí Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Hồ Nghĩa Dũng khẳng định dự án là cần thiết, dù sẽ cần rất nhiều tiền.Thưa ông, tính khả thi của dự án này thế nào? Đúng là dự án này rất lớn, nó bằng tới 50% GDP cả nước hiện nay. Nếu xét thuần hiệu quả kinh tế thì không cao nhưng nếu xét hiệu quả kinh tế xã hội và tài chính thì dự án có khả năng lấy thu bù chi, hoàn trả được vốn vì sau này Nhà nước sẽ thu phí. Ở VN, có đường sắt cao tốc sẽ thay đổi cơ cấu vận tải, kết nối nhanh nhất hai đầu đất nước, tạo điều kiện hình thành trục đô thị dọc Bắc - Nam. Nếu bây giờ chúng ta đang đi mất 30 giờ từ Bắc vào Nam thì khi có đường sắt cao tốc sẽ chỉ mất hơn năm giờ, sẽ tiết kiệm chi phí, thời gian rất lớn. Nó sẽ góp phần giảm tải đường bộ, giảm ùn tắc, giảm tỉ lệ tai nạn giao thông khoảng 20% và thúc đẩy giao lưu các vùng miền...
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Hồ  Nghĩa Dũng
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Hồ Nghĩa Dũng
Nhiều đại biểu nói báo cáo về dự án chưa chi tiết, rất khó quyết định và lấy đâu được 56 tỉ USD cũng không đơn giản? Bây giờ mới là báo cáo đầu tư, nó nhằm mục tiêu để xem Quốc hội có cho làm hay không. Nếu có chủ trương đầu tư, chúng tôi mới có thể tiến hành các biện pháp tiếp theo như bàn với đối tác xem vốn thế nào, lãi suất bao nhiêu, thời gian vay, các điều kiện vay... Đối tác cũng đang chờ Quốc hội chúng ta thông qua thì họ mới trao đổi sâu. Phải công nhận đây là một dự án cực kỳ lớn. Nhưng mỗi năm chúng ta chỉ huy động khoảng 4 tỉ USD. Mười năm đầu chỉ huy động khoảng 2 tỉ USD/năm, trong đó có vốn trong nước, vốn vay doanh nghiệp và vốn vay nước ngoài chứ không chỉ vay nước ngoài. Thưa ông, nhiều nước không đầu tư đường sắt cao tốc mới mà chỉ mở rộng đường sắt hiện tại. Tại sao VN muốn làm mới? Liệu mức đầu tư cao có khiến khó trả nợ không? Báo cáo trình Quốc hội cũng đưa ra bốn phương án, trong đó có phương án nâng cấp tuyến đường hiện tại. Nhưng chúng tôi không đề nghị phương án này vì như thế phải dừng toàn bộ việc vận tải đường sắt hiện tại để phục vụ nâng cấp. Nguyên tắc cao tốc phải làm đường đôi, mà giải phóng thêm khoảng 20m bên cạnh đường sắt hiện nay thì chi phí lớn hơn, bất khả thi.
Ai đi tàu cao tốc?

Theo Ủy ban Khoa học - công nghệ và môi trường, nếu giá vé tàu cao tốc bằng 75% giá vé máy bay thì rất nhiều người không có khả năng sử dụng phương tiện này.

Với giá vé như vậy, hành khách có khả năng sẽ lựa chọn phương tiện đường bộ hoặc đường hàng không, nhất là khi hàng không giá rẻ phổ biến thì mức độ cạnh tranh với đường sắt cao tốc là rất lớn.
Đầu tư cho giao thông vận tải ở VN hiện mới khoảng 7% trong khi thông lệ quốc tế khoảng 15%. Nếu chúng ta đầu tư đường sắt cao tốc Bắc - Nam thì đầu tư cho giao thông vận tải đúng khoảng 15%. Vì vậy, nó nằm trong khoảng an toàn, cho phép của Chính phủ mà không ảnh hưởng tới các đầu tư khác của nền kinh tế.Bộ trưởng có lo Quốc hội không thông qua không? Đây là một dự án rất lớn, chúng tôi phải tính tất cả yếu tố rủi ro. Nếu nó đạt các yêu cầu, xét thấy chúng ta có thể làm được thì chúng ta làm. Chứ tôi thấy chuyện này không đơn giản...Chủ nhiệm ủy ban khoa học - công nghệ và môi trường Đặng Vũ Minh:Tăng gánh nặng nợ quốc gia
Chủ nhiệm ủy ban khoa học - công nghệ   và môi trường Đặng Vũ Minh
Chủ nhiệm ủy ban khoa học - công nghệ và môi trường Đặng Vũ Minh
Trình bày báo cáo thẩm tra dự án đường sắt cao tốc, ông Đặng Vũ Minh, chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - công nghệ và môi trường, cho biết: “Nhìn ở tầm chiến lược, Ủy ban Khoa học - công nghệ và môi trường tán thành với tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết đầu tư xây dựng đường sắt cao tốc Hà Nội - TP.HCM song song với việc nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống đường sắt hiện có”.

Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra cũng bày tỏ quan ngại trước hàng loạt vấn đề, trong đó đặc biệt là tính khả thi của nguồn vốn để thực hiện dự án.

Tổng mức đầu tư sơ bộ được xác định là gần 56 tỉ USD, tính ra 680 tỉ đồng/km (35,6 triệu USD/km).Hơn nữa, nhu cầu vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nói chung trong thời gian tới cũng rất lớn.

Theo số liệu từ các bản quy hoạch phát triển các ngành giao thông vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì từ nay đến năm 2020, nhu cầu vốn đầu tư cho đường sắt là khoảng 70 tỉ USD, tính chung cho toàn ngành giao thông vận tải lên tới gần 160 tỉ USD.
Báo cáo cũng cho thấy nợ Chính phủ đã ở mức khoảng 42% GDP, tích lũy nội địa và dự trữ ngoại tệ thấp thì việc vay thêm để đủ vốn đầu tư cho dự án này sẽ làm gánh nặng nợ quốc gia tăng lên đáng kể. “Đề nghị Quốc hội xem xét quyết định chủ trương đầu tư dự án đường sắt cao tốc Hà Nội - TP.HCM, tập trung vào hai đoạn tuyến Hà Nội - Vinh và TP.HCM - Nha Trang trên cơ sở nghiên cứu, thảo luận kỹ báo cáo đầu tư và báo cáo giải trình của Chính phủ. Do đây là dự án thực hiện trong thời gian dài với quy mô vốn lớn nên đề nghị Quốc hội sẽ xem xét quyết định theo từng cụm dự án thành phần, trước mắt là trong thời kỳ đến năm 2020” - Ủy ban Khoa học - công nghệ và môi trường kiến nghị.


Chiều nay (21-5), các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án này.

* Chiều dài   toàn tuyến Bắc - Nam:  Hà Nội - Hòa Hưng  (TP.HCM): 1.570km.

* Tốc độ khai thác: 300km/giờ  (vận tốc thiết kế 350km/giờ).

* Độ rộng đường sắt: 1.435mm.

* Tổng mức đầu tư sơ bộ:  55,853 tỉ USD  (khoảng 35,6 triệu USD/km).

* Thời gian chạy tàu: 

Hà Nội - Vinh:  1 giờ 24 phút.
TP.HCM - Nha Trang:  1 giờ 30 phút.
Hà Nội - Hòa Hưng: 5 giờ 38 phút  (tàu nhanh);  6 giờ 51 phút  (tàu thường).
* Đại biểu Quốc hội Cao Sỹ Kiêm: Có hai vấn đề chưa rõ: một là tính hiệu quả đối với toàn xã hội và với ngành giao thông vận tải thế nào; hai là khả năng huy động vốn ra sao. Cả hai vấn đề này Chính phủ chưa làm rõ.

Chúng ta phải hiểu rằng dự án này thực hiện bằng vốn của người khác mà chủ yếu là vốn vay nước ngoài, liệu họ có cho mình vay hay không? Khả năng hoàn vốn đến đâu?

* Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc: Nếu nhìn về tương lai thì chúng ta mơ ước dự án này trở thành hiện thực. Nhưng khi nhìn vào số tiền quá lớn trong lúc chúng ta không có thực lực ngân sách thì đó quả là một điều xa xỉ.

Trên thế giới, chỉ mới có 11 nước đầu tư vào loại hình này, chắc là cũng có nhiều nước giàu hơn họ mơ ước như ta chứ. Hơn nữa, một đất nước có đường bờ biển chạy dài, trong lịch sử thì cha ông ta đi đường biển là chính, nhưng bây giờ một con tàu Hoa Sen không chạy nổi, hãy xem nguyên nhân vì sao chứ?

Theo
Cầm Văn Kình - Lê Kiên
Tuổi Trẻ

Đọc thêm