Dị ứng thực phẩm – tai nạn của sức khỏe

Dị ứng thực phẩm là do cơ thể quá mẫn cảm với các chất trong thức ăn, khiến cơ thể tự tạo ra kháng thể để chống lại sự xâm nhập của chúng vào cơ thể.

Dị ứng thực phẩm là do cơ thể quá mẫn cảm với các chất trong thức ăn, khiến cơ thể tự tạo ra kháng thể để chống lại sự xâm nhập của chúng vào cơ thể.
 

Theo nghiên cứu, hầu như tất cả thực phẩm đều có thể gây ra những biểu hiện dị ứng khác nhau trên cơ thể của từng người, riêng các nhóm thực phẩm có nhiều chất đạm thường xuyên có một trong danh sách gây dị ứng (90% nguyên nhân).
Dẫn đầu có thể kể đến đồ biển (cua, tôm, cá), kế đến là sữa, trứng, các loại hạt như đậu phộng, hạt điều, hạt óc chó hoặc những loại rau đậu như đậu biển, đậu lima, đậu hoà lan, bắp, lúa mì, đậu nành.
 
Dị ứng tuổi trưởng thành

Ở ngoài tuổi trưởng thành, các loại hải sản, quả và rau như cần tây, khoai tây, tỏi và mùi tây được xem là một trong số các tác nhân chính gây dị ứng. Cơ thể bị dị ứng thường có những dấu hiệu nhận biết khá rõ rệt như da nổi mẩn đỏ, ngứa, sưng, nôn mửa, đầy hơi dẫn đến đau bụng hoặc tiêu chảy.
Ngoài ra, người bệnh có thể bị suyễn, khó thở... Những biểu hiện này có thể xảy ra trong vòng một vài giờ hoặc ngay sau khi ăn. Thậm chí những người quá nhạy cảm thì chỉ cần nêm nếm hoặc ngửi món ăn là cũng đủ bị dị ứng tức thì!

Dị ứng thực phẩm được xem là một “tai nạn” sức khoẻ thường xảy ra, nên cách tốt nhất để phòng và trị là cần ghi lại nhật ký ăn uống để tìm ra nguyên nhân dị ứng chính xác nhằm hạn chế dùng thực phẩm ấy. Đây là phương pháp hiệu quả nhất nhưng cũng có thể gây nhiều phiền toái vì người dị ứng sẽ phải quen với việc phải tránh tiếp xúc với loại thực phẩm gây dị ứng đó lâu dài.

Dị ứng ở trẻ nhỏ
Trẻ còn nhỏ có cơ thể khá mẫn cảm với nhiều loại thức ăn. Những thực phẩm kích thích dị ứng có thể là hải sản, trứng gà, bột mì, sữa (khoảng 5 – 7,5% trẻ thường  bị dị ứng với loại thực phẩm giàu protein này). Lý do là vì cơ thể của trẻ chưa có khả năng nhận biết đâu là “bạn”, đâu là “thù” và lầm tưởng các thức ăn gây dị ứng là tác nhân gây bệnh. Theo thời gian, cơ thể trẻ sẽ nhận biết được điều này và các triệu chứng dị ứng sẽ dần biến mất khi trẻ lớn lên.

Tuy nhiên, đừng quá sợ hãi với dị ứng, ai cũng có thể bị chứng này, chỉ cần có hiểu biết về dị ứng thì có thể phòng ngừa và óc thái độ ứng phó thích hợp. Nếu trẻ bị dị ứng thực phẩm, cha mẹ cần quan tâm đặc biệt tới chế độ dinh dưỡng của trẻ, cả ở nhà lẫn ở trường. Trước hết, hãy theo dõi để biết trẻ mẫn cảm với loại thực phẩm nào. Khi đi mua thực phẩm cho trẻ, hãy đọc kỹ các thành phần của sản phẩm.
Tất cả những người trông nom con bạn (kể cả cô giáo) cần được thông báo về tình trạng dị ứng này. Tư vấn bác sĩ để có cách chăm sóc trẻ và chuẩn bị một số thuốc men cần thiết tại nhà. Sau một thời gian, có thể tình trạng dị ứng sẽ hết.
Theo F.A

Đọc thêm