Thị trường bất động sản Đà Nẵng dường như đang có sức hút lạ kỳ đối với giới đầu tư đến từ Hà Nội.
Khảo sát mới nhất của CBRE Việt Nam về thị trường bất động sản Đà Nẵng trong quý 1/2011 cho thấy, giá căn hộ hạng sang ở đây đã giữ ổn định trong suốt quý qua. Duy chỉ có căn hộ cao cấp (xếp sau hạng sang) giảm chút ít, từ mức 1.842 USD/m2 trong năm 2010 xuống còn 1.787 USD/m2.
Trong khi đó, giá căn hộ trung bình sau khi đạt đỉnh vào quý 2/2010 đã giảm nhẹ vào quý 3, và đã tăng trở lại trong hai quý vừa qua.
Thống kê của CBRE cho thấy, tính đến hết quý 1/2011, có đến 85,2% căn hộ hạng sang tại Đà Nẵng đã được bán hết. Tất nhiên là có nguyên nhân từ việc đa phần các dự án thuộc phân khúc này đã được chào bán suốt từ năm 2010 đến nay nên có thời gian bán tương đối dài so với các dự án mới của hạng khác.
Còn nếu tính tỷ lệ và tốc độ bán hàng thì các dự án trung cấp vẫn có tốc độ bán tốt hơn hạng sang và cao cấp. Nguồn cung tương lai đến năm 2014 dự kiến sẽ có khoảng 2.500 căn hộ cho tất cả các phân hạng.
Trong khi đó, ở phân khúc biệt thự nghỉ dưỡng, thị trường bắt đầu có dấu hiệu “tăng nhiệt” trở lại sau một thời gian rơi vào trầm lắng khi mà tỷ lệ bán tổng quan đã tăng 9,5%, đạt ở mức trên 52%. Tổng nguồn cung cho thị trường từ cuối năm 2010 đến nay là gần 500 căn, trong đó phần lớn đến từ hai dự án là The Sun Villas và The Dunes.
Ngay trong năm nay, thị trường Đà Nẵng sẽ đón thêm 110 căn biệt thự và đến 2013 sẽ có thêm 700 căn biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp tại các dự án mới như: Norman Estates, giai đoạn 5 của OceanVillas, Mercure SơnTrà, InterContinential Bãi Bắc và Montgomerie Links...
Thế nhưng, thật bất ngờ khi mà giá bán của các biệt thự nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng trong quý vừa qua có hơn phân nửa là nằm trong khoảng từ 500 nghìn đến 900 nghìn USD/căn - một mức giá không hề “mềm” chút nào, nhưng có đến 80% là khách hàng đến từ Hà Nội.
Ngay cả phân khúc căn hộ cũng có tới 51% khách hàng có hộ khẩu Hà Nội, trong khi khách hàng là dân thổ cư chỉ chiếm 39%. Số còn lại có mục đích đầu cơ lướt sóng lại chọn phân khúc đất nền trong khu vực trung tâm thành phố bởi mức giá hợp lý và có nhiều lựa chọn hơn.
Báo cáo của CBRE nhìn nhận, cũng chính vì có sự góp mặt khá đông của giới đầu cơ nên thị trường đất nền tại Đà Nẵng vừa qua đã trở nên sôi động nhất với sự gia tăng mạnh mẽ về nguồn cung từ quý 3/2010. Phần lớn đất nền dự án tại Đà Nẵng đều là đất của nhà nước giao cho các doanh nghiệp trên địa bàn, sau đó phân lô, chia mảnh đem bán.
“Phần lớn nhà đầu cơ để mắt đến phân khúc đất nền là bởi khoản lợi nhuận trong ngắn hạn đến từ phân khúc này, còn tương lai hay tiến độ của dự án là điều họ ít quan tâm đến”, báo cáo của CBRE viết.
Cũng chính vì thị trường sôi động nên nguồn cung đất nền dự án trong quý 1/2011 đã tăng khoảng 24% so với cả năm 2010. Cụ thể là đã có đến 3.218 lô đất được chào bán trong quý vừa qua, trong khi cả năm 2010, toàn thành phố cũng chỉ có 2.590 lô được chào bán.
Đáng chú ý, trong số 3 khu vực xung quanh trung tâm thành phố Đà Nẵng thì khu vực tây bắc sau một thời gian dài có mức giá thấp đã đột ngột tăng giá mạnh từ 10 – 40%. Dự kiến trong 3 quý tiếp theo, sẽ có khoảng 5.200 lô đất nền dự án được tung ra thị trường Đà Nẵng và giá cũng sẽ tăng dần theo thời gian và tiến độ dự án.
Ngay cả phân khúc căn hộ dịch vụ tại Đà Nẵng cũng “sống tốt” nhờ vào số lượng khách hàng đến địa phương này công tác. Tuy nhiên, thay vì chọn hạng A, hạng B để thuê (tỷ lệ cho thuê đạt 50,2%), phần lớn cá nhân, tổ chức đến Đà Nẵng công tác dài hạn, mở văn phòng đại diện... đều chọn căn hộ hạng C để thuê ở (tỷ lệ cho thuê đạt 83,3%).
Về đối tượng khách thuê, ngoại trừ khoảng 1.000 người nước ngoài đang công tác dài hạn tại Đà Nẵng, số còn lại là khách từ các địa phương khác trong nước, trong đó đến từ Hà Nội và Tp.HCM cũng chiếm trên 31%.
Theo ông Richard Leech, Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam, lý do khiến thị trường bất động sản Đà Nẵng nói chung, bất động sản nghỉ dưỡng nói riêng có nhiều tín hiệu tốt là do môi trường sống, cảnh quan khí hậu, sự đồng bộ trong quy hoạch, sự cải cách hành chính rõ rệt cũng như cơ chế thu hút đầu tư của chính quyền địa phương trong thời gian qua.
Hơn nữa, trong bối cảnh thị trường bất động sản tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Tp.HCM trầm lắng, tìm kiếm lợi nhuận khó khăn, thậm chí tiềm ẩn nhiều rủi ro thì việc lựa chọn thị trường Đà Nẵng hay một địa phương nào đó có tốc độ phát triển nhanh, tiềm năng cũng là điều dễ hiểu.
Khảo sát mới nhất của CBRE Việt Nam về thị trường bất động sản Đà Nẵng trong quý 1/2011 cho thấy, giá căn hộ hạng sang ở đây đã giữ ổn định trong suốt quý qua. Duy chỉ có căn hộ cao cấp (xếp sau hạng sang) giảm chút ít, từ mức 1.842 USD/m2 trong năm 2010 xuống còn 1.787 USD/m2.
Trong khi đó, giá căn hộ trung bình sau khi đạt đỉnh vào quý 2/2010 đã giảm nhẹ vào quý 3, và đã tăng trở lại trong hai quý vừa qua.
Thống kê của CBRE cho thấy, tính đến hết quý 1/2011, có đến 85,2% căn hộ hạng sang tại Đà Nẵng đã được bán hết. Tất nhiên là có nguyên nhân từ việc đa phần các dự án thuộc phân khúc này đã được chào bán suốt từ năm 2010 đến nay nên có thời gian bán tương đối dài so với các dự án mới của hạng khác.
Còn nếu tính tỷ lệ và tốc độ bán hàng thì các dự án trung cấp vẫn có tốc độ bán tốt hơn hạng sang và cao cấp. Nguồn cung tương lai đến năm 2014 dự kiến sẽ có khoảng 2.500 căn hộ cho tất cả các phân hạng.
Trong khi đó, ở phân khúc biệt thự nghỉ dưỡng, thị trường bắt đầu có dấu hiệu “tăng nhiệt” trở lại sau một thời gian rơi vào trầm lắng khi mà tỷ lệ bán tổng quan đã tăng 9,5%, đạt ở mức trên 52%. Tổng nguồn cung cho thị trường từ cuối năm 2010 đến nay là gần 500 căn, trong đó phần lớn đến từ hai dự án là The Sun Villas và The Dunes.
Ngay trong năm nay, thị trường Đà Nẵng sẽ đón thêm 110 căn biệt thự và đến 2013 sẽ có thêm 700 căn biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp tại các dự án mới như: Norman Estates, giai đoạn 5 của OceanVillas, Mercure SơnTrà, InterContinential Bãi Bắc và Montgomerie Links...
Thế nhưng, thật bất ngờ khi mà giá bán của các biệt thự nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng trong quý vừa qua có hơn phân nửa là nằm trong khoảng từ 500 nghìn đến 900 nghìn USD/căn - một mức giá không hề “mềm” chút nào, nhưng có đến 80% là khách hàng đến từ Hà Nội.
Ngay cả phân khúc căn hộ cũng có tới 51% khách hàng có hộ khẩu Hà Nội, trong khi khách hàng là dân thổ cư chỉ chiếm 39%. Số còn lại có mục đích đầu cơ lướt sóng lại chọn phân khúc đất nền trong khu vực trung tâm thành phố bởi mức giá hợp lý và có nhiều lựa chọn hơn.
Báo cáo của CBRE nhìn nhận, cũng chính vì có sự góp mặt khá đông của giới đầu cơ nên thị trường đất nền tại Đà Nẵng vừa qua đã trở nên sôi động nhất với sự gia tăng mạnh mẽ về nguồn cung từ quý 3/2010. Phần lớn đất nền dự án tại Đà Nẵng đều là đất của nhà nước giao cho các doanh nghiệp trên địa bàn, sau đó phân lô, chia mảnh đem bán.
“Phần lớn nhà đầu cơ để mắt đến phân khúc đất nền là bởi khoản lợi nhuận trong ngắn hạn đến từ phân khúc này, còn tương lai hay tiến độ của dự án là điều họ ít quan tâm đến”, báo cáo của CBRE viết.
Cũng chính vì thị trường sôi động nên nguồn cung đất nền dự án trong quý 1/2011 đã tăng khoảng 24% so với cả năm 2010. Cụ thể là đã có đến 3.218 lô đất được chào bán trong quý vừa qua, trong khi cả năm 2010, toàn thành phố cũng chỉ có 2.590 lô được chào bán.
Đáng chú ý, trong số 3 khu vực xung quanh trung tâm thành phố Đà Nẵng thì khu vực tây bắc sau một thời gian dài có mức giá thấp đã đột ngột tăng giá mạnh từ 10 – 40%. Dự kiến trong 3 quý tiếp theo, sẽ có khoảng 5.200 lô đất nền dự án được tung ra thị trường Đà Nẵng và giá cũng sẽ tăng dần theo thời gian và tiến độ dự án.
Ngay cả phân khúc căn hộ dịch vụ tại Đà Nẵng cũng “sống tốt” nhờ vào số lượng khách hàng đến địa phương này công tác. Tuy nhiên, thay vì chọn hạng A, hạng B để thuê (tỷ lệ cho thuê đạt 50,2%), phần lớn cá nhân, tổ chức đến Đà Nẵng công tác dài hạn, mở văn phòng đại diện... đều chọn căn hộ hạng C để thuê ở (tỷ lệ cho thuê đạt 83,3%).
Về đối tượng khách thuê, ngoại trừ khoảng 1.000 người nước ngoài đang công tác dài hạn tại Đà Nẵng, số còn lại là khách từ các địa phương khác trong nước, trong đó đến từ Hà Nội và Tp.HCM cũng chiếm trên 31%.
Theo ông Richard Leech, Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam, lý do khiến thị trường bất động sản Đà Nẵng nói chung, bất động sản nghỉ dưỡng nói riêng có nhiều tín hiệu tốt là do môi trường sống, cảnh quan khí hậu, sự đồng bộ trong quy hoạch, sự cải cách hành chính rõ rệt cũng như cơ chế thu hút đầu tư của chính quyền địa phương trong thời gian qua.
Hơn nữa, trong bối cảnh thị trường bất động sản tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Tp.HCM trầm lắng, tìm kiếm lợi nhuận khó khăn, thậm chí tiềm ẩn nhiều rủi ro thì việc lựa chọn thị trường Đà Nẵng hay một địa phương nào đó có tốc độ phát triển nhanh, tiềm năng cũng là điều dễ hiểu.
Theo VnEconomy