Ứng dụng vào kinh doanh thì có thể hiểu rằng khi pháp luật có sự thay đổi, người biết vận dụng sự thay đổi của pháp luật sẽ loại được các rủi ro pháp lý, nắm được cơ hội làm giàu; ngược lại, sẽ gánh chịu rủi ro pháp lý, hoặc chí ít bỏ lỡ cơ hội làm giàu.
Biết rõ tầm quan trọng của việc nắm bắt pháp luật hàng ngày phục vụ cho công việc, ông Nghiêm Khánh - Chánh thanh tra TAND huyện Hòa Thành (Tây Ninh) ngày nào cũng đọc 3-4 bài viết tóm tắt về các văn bản pháp luật mới ban hành trên email cá nhân do THƯ VIỆN PHÁP LUẬT gửi đến. “Những văn bản nào tôi thấy cần thì kích chuột vào là đọc được toàn văn. Nó mặc nhiên trở thành nhu cầu của tôi hàng ngày bởi tôi đang làm trong ngành có liên quan đến việc tra cứu, áp dụng văn bản pháp luật để xét xử, tham mưu cho lãnh đạo, viết báo và giúp cho bạn bè”- ông Khánh cho biết.
Còn ông Phạm Lê Tâm- Phòng nội chính pháp chế (Văn phòng UBND tỉnh Bạc Liêu)- thì phải xử lý khoảng 1.000 văn bản đến mỗi năm. Ông không thể nào tra cứu hết chừng ấy văn bản giấy mà phải thực hiện tra cứu trên websise của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tư pháp,…
Các điều khoản, cụm từ bị sửa đổi, bổ sung, hay được hướng dẫn,… điều có thông báo tạo liên kết. Chỉ cần kích chuột là có thể xem nội dung sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn liên quan.
Tuy nhiên, theo ông Tâm, “sau một thời gian sử dụng biện pháp này vẫn có một số bất cập như: Các văn bản được cập nhật không kịp thời, một số văn bản không được cập nhật, mối liên hệ (lược đồ) giữa các văn bản không được thể hiện, không có phụ lục kèm theo,… do đó cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc xử lý công việc”.
Để khắc phục các bất cập trên, năm 2010 ông Tâm đã thử sử dụng dịch vụ trả phí của www.ThuVienPhapLuat.vn: “Tôi nhận thấy rằng các dịch vụ cung cấp cơ bản đáp ứng yêu cầu của tôi. Tôi đã sử dụng và phổ biến cho đồng nghiệp cùng sử dụng liên tục từ 2010 đến nay. Có thể nói việc sử dụng THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã đóng góp 50% vào việc hoàn thành nhiệm vụ của tôi” .
Bà Nguyễn Tường Vy - Trưởng Phòng pháp chế Cty Thái Thanh - cho biết, trước khi sử dụng THƯ VIỆN PHÁP LUẬT bà rất sợ vận dụng các văn bản pháp luật bị sửa đổi bổ sung nhiều lần. Nó làm cho bà không biết nội dung mình đang vận dụng có còn hiệu lực hay không, nếu bị sửa đổi rồi thì nội dung mới là gì. “Nhiều khi tôi mất cả ngày để tìm câu trả lời. Rất tốn thời gian” - bà Vy phàn nàn.