Diễn viên Hai Nhất: Suýt mất mạng vì đóng phim

Nhân vật phản diện Ba Cẩn trong phim Biệt động Sài Gòn của gần 30 năm trước do Hai Nhất thể hiện. Gặp lại ông sau từng ấy năm, tôi cảm nhận được vì sao đến tuổi 63 ông vẫn đồng ý trở lại với nghiệp diễn.
Nhân vật phản diện Ba Cẩn trong phim Biệt động Sài Gòn của gần 30 năm trước do Hai Nhất thể hiện. Gặp lại ông sau từng ấy năm, tôi cảm nhận được vì sao đến tuổi 63 ông vẫn đồng ý trở lại với nghiệp diễn. Rửa tay gác kiếm
Diễn viên Hai Nhất - Ảnh: Đ.T
Chạy vòng vèo trong khu đô thị Phú Mỹ Hưng (TP.HCM), gọi điện thoại nhiều lần mới tìm được nhà Hai Nhất. Mái tóc bạc gần hết nhưng trông ông vẫn còn phong độ lắm. Cuộc trò chuyện với ông chỉ thật sự hào hứng khi nhắc đến Biệt động Sài Gòn, bởi với ông đó không chỉ là bộ phim giúp thành danh trong nghề mà còn bén rễ một tình bạn gắn bó suốt mấy chục năm dài. Đến giờ, ông không thể nào nhớ hết những bộ phim mình đã đóng, chỉ ước chừng cả trăm. Hai Nhất tâm sự: “Chẳng hiểu vì sao phim nào Long Vân đạo diễn là y như rằng ông ấy mời tôi. Đến tuổi này tôi đã muốn “rửa tay gác kiếm”, lui về vui vầy với con cháu, hưởng già. Nhưng rồi gặp Long Vân, nhìn ông hom hem bệnh hoạn mà say nghề quá, mối thâm tình mấy chục năm anh em sống chết có nhau, tôi đâu nỡ lắc đầu...”.Đã 5 năm từ ngày xăn quần lội ruộng ở Bến Tre, ngang dọc sông nước Rạch Giá, Hà Tiên khi tham gia phim Hương phù sa, Hai Nhất buông hẳn chuyện điện ảnh. Vợ chồng ông có 7 người con cả trai lẫn gái giờ đã trưởng thành. “Thằng con trai Thành Đạt cùng đóng với tôi phim Hương phù sa. Tôi vui lắm vì con nối nghiệp cha. Tôi chỉ dạy nó một điều rằng làm nghề này thắng không kiêu mà bại cũng chẳng nản lòng. Có khi cả đời mình chỉ cần một vai diễn thành công là đủ. Còn tiếng tăm, danh vọng chỉ là phù du. Ai cũng trở về với đất. Bạn tôi, Hồng Sến, Lâm Tới, Robert Hải, Lê Vũ Cầu mới ngày nào còn í ới gọi nhau đi nhậu mà giờ tôi chỉ gặp họ trong mơ”. Suýt chết vì điện ảnhHỏi về những năm tháng tuổi thanh xuân, ngày mới vào nghề, ánh mắt của Hai Nhất chợt sáng. Ngày đóng Biệt động Sài Gòn ông chỉ chừng 35 tuổi, kỷ niệm thì quá nhiều để ông phải nhớ, phải thao thức mỗi khi đêm về. “Ngày xưa làm phim không như bây giờ. Quay một bộ phim mất cả mấy năm, gian nan lắm. Sự chăm chút, cẩn trọng và tỉ mỉ từng chi tiết nhỏ được mọi người chú ý”. Ông say sưa kể rồi lại buồn. Nỗi buồn của người nghệ sĩ đã đeo đuổi nghề mấy mươi năm.
Trọng Trinh và Hai Nhất trong phim Săn bắt cướp
“Chắc tôi già rồi nên tính tình lãng đãng. Cứ mỗi lần đi ngang qua đường Đồn Đất (TP.HCM), nhìn cây đa phía sau hãng phim truyện, tôi lại thấy chạnh lòng. Làm sao có thể quên được khi tôi và rất nhiều bạn bè đồng nghiệp từng quay phim, ăn ngủ dưới gốc cây đa đó. Tôi giờ đã già, cây đa thành cây cổ thụ to lớn nhưng người xưa kẻ còn, người mất. Dưới gốc cây đa, tôi vào vai Quản Nhọn còn Lý Hùng làm tướng cướp Trương Sỏi trong phim Người không mang họ của đạo diễn Long Vân. Ngày ấy Lý Hùng chỉ là chàng trai tuổi đôi mươi. Hai mươi năm trôi qua trong thoáng chốc...”.
Hai Nhất người gốc Ninh Bình. Ở nhà ông là anh cả, lại mang tên Nguyễn Mai A nên khi theo nghề diễn, ông quyết định lấy nghệ danh Hai Nhất.

Bộ phim đầu tiên ông tham gia: Thành phố tình yêu do Trần Phương đạo diễn quay cách đây đã 35 năm. Rồi sau đó, khán giả yêu điện ảnh cả nước bắt đầu biết đến ông qua phim Hòn đất (đạo diễn Hồng Sến), Biệt động Sài Gòn, Giải phóng Sài Gòn của đạo diễn Long Vân.
Yêu điện ảnh, theo đoàn phim khắp mọi miền đất nước, là một trong những người lập hãng phim tư nhân đầu tiên ở Việt Nam, cả manh nha ý tưởng lập phim trường, Hai Nhất nói đời ông nhận từ điện ảnh cũng nhiều mà mất mát không ít. “Thời tôi không ai làm phim để kiếm thật nhiều tiền cả. Hãng phim Nhất Phương của tôi cùng với hãng Lý Huỳnh, Phước Sang và Thu Tạo là những công ty sản xuất phim tiên phong của cả nước. Những bộ phim tôi làm ngày ấy như Con thuyền bị đánh đắm, Những bóng ma rừng, Đi qua lời nguyền, Nụ hôn đầu đời, Một đời lầm lỡ... không chống chọi nổi với làn sóng phim bộ của Hồng Kông, Đài Loan rồi Trung Quốc đổ bộ vào Việt Nam”, ông trầm ngâm khi nhớ lại quãng thời gian ấy. Cũng vì quá yêu phim, máu nghề mà ông chấp nhận xa gia đình, vợ con, xuống tận miền Tây Nam Bộ ở hàng nửa năm dài cùng đạo diễn Hồng Sến và đoàn làm phim Mùa nước nổi. “Lần đó, tôi bị sốt rét cấp tính rất nguy kịch. Đạo diễn Hồng Sến đưa lên xuồng rồi chuyển sang xe cấp cứu chở về Bệnh viện Chợ Quán. Nằm viện ba tháng trời, tôi rụng hết răng và tóc, người chỉ còn xương với da. Cũng may vì bác sĩ nói chỉ chậm thêm một ngày nữa tôi không qua khỏi. Vậy mà hết bệnh tôi lại lặn lội xuống miền sông nước để hoàn tất vai diễn của mình. Nghĩ cũng lạ, thế hệ chúng tôi chưa bao giờ so đo, đong đếm cát-sê phải bao nhiêu, thế nào mới xứng tầm, xứng công sức mà chỉ trọn vẹn một tình yêu điện ảnh đến ngây ngô và thơ mộng”.Gặp lại người xưa Thẳng thừng từ chối rất nhiều lời mời đóng phim nhưng Hai Nhất không thể nói không với Long Vân khi vị đạo diễn này mời ông tiếp tục tham gia phần tiếp theo của Biệt động Sài Gòn mang tên Những người con của biệt động Sài Gòn. “Trong phim này tôi vào vai Bảy Xù, một ông trùm của những ông trùm đất Sài Gòn. Cả đời đóng phim, tôi là người chuyên trị vai phản diện, chắc nhờ gương mặt “ác”.Tôi nhận lời vì nhớ mãi ngày đạo diễn Long Vân bị bệnh thập tử nhất sinh khi đang quay phim Giải phóng Sài Gòn. Nằm trên giường bệnh, trong cơn mê sảng tôi nghe rõ tiếng ông la ú ớ: “Máy quay chuẩn bị... cắt!”. Một người như thế mà tôi không gật đầu tham gia bộ phim cuối này thì mình sẽ là người không trọn tình trọn nghĩa với bạn”.
Theo Đỗ Tuấn
Thanh Niên

Đọc thêm