Điều kiện làm việc và đời sống của công nhân các doanh nghiệp dệt may trong các KCN tỉnh đã được cải thiện

Tính đến 15-8-2010, đã có 142 dự án của 117 doanh nghiệp được cấp phép đầu tư vào các KCN tỉnh với tổng số vốn đăng ký là 11361 tỷ đồng và 146,46 triệu USD, số lao động đăng ký là 56,51 vạn người; trong đó doanh nghiệp dệt may chiếm 19,57%.

Ngày 16-9-2010, Ban quản lý các KCN tổ chức hội nghị đánh giá thực trạng điều kiện làm việc và đời sống của công nhân các doanh nghiệp dệt may trong các KCN tỉnh.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Tính đến 15-8-2010, đã có 142 dự án của 117 doanh nghiệp được cấp phép đầu tư vào các KCN tỉnh với tổng số vốn đăng ký là 11361 tỷ đồng và 146,46 triệu USD, số lao động đăng ký là 56,51 vạn người; trong đó doanh nghiệp dệt may chiếm 19,57%. Hầu hết dự án đầu tư của các doanh nghiệp dệt may trong các KCN là đầu tư mới được xây dựng khang trang, nhà xưởng phù hợp với quy mô sản xuất công nghiệp ngành may, các công trình phụ trợ như nhà ăn, khu vệ sinh bảo đảm quy định. Hệ thống chiếu sáng tốt, thông gió bảo đảm yêu cầu, hệ thống phòng chống cháy nổ được kiểm định, thu nhập bình quân của người lao động tại các doanh nghiệp dệt may 6 tháng đầu năm 2010 được cải thiện hơn so với năm 2009 (tăng trung bình khoảng 15%) thu nhập bình quân của công nhân ngành dệt may khoảng 1,6 triệu đồng/người/tháng. Do đặc thù của ngành nên 100% doanh nghiệp dệt may trong các KCN đều tổ chức làm thêm giờ, trong đó số giờ làm thêm bình quân một năm gần 300 giờ. Có 12/18 đơn vị đã có tổ chức công đoàn với trên 11 nghìn đoàn viên. Có 10 doanh nghiệp có bộ phận y tế cơ sở. Công tác an toàn lao động, bảo hộ lao động được các doanh nghiệp quan tâm, được huấn luyện kiến thức pháp luật về an toàn - vệ sinh lao động. Tỷ lệ lao động tham gia BHXH, BHYT của doanh nghiệp dệt may chiếm 75%, cao hơn tỷ lệ chung toàn tỉnh; số lao động thuê nhà trọ trên 30%...

Trần Hữu Quyết

Đọc thêm