Ngày 6/12, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cho biết vừa ra quyết định đình chỉ kinh doanh thuốc đối với Công ty TNHH hóa dược quốc tế Phương Đông (Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội) do vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh nguyên liệu làm thuốc.
Cụ thể, trong quá trình kiểm tra, đoàn kiểm tra Cục Quản lý Dược đã phát hiện Công ty Phương Đông nhập khẩu nguyên liệu Salbutamol với số lượng thực tế nhiều hơn 200 kg so với số lượng trên đơn hàng nhập khẩu. Sau đó công ty này bán buôn nguyên liệu Salbutamol cho đơn vị, cá nhân không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc.
Với những lý do vi phạm nghiêm trọng trên, Cục Quản lý dược đã ban hành quyết định đình chỉ việc kinh doanh thuốc của Công ty TNHH hóa dược quốc tế Phương Đông cho đến khi có quyết định hủy bỏ việc đình chỉ này. Ngoài ra, dừng tiếp nhận, xem xét hồ sơ đăng ký thuốc, hồ sơ nhập khẩu thuốc của Công ty TNHH hóa dược quốc tế Phương Đông không thời hạn. Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc của Công ty TNHH hóa dược quốc tế Phương Đông: số 02-0061/HNO-ĐKKDD do Sở Y tế Hà Nội cấp ngày 15/8/2015 và số 141/2012/CNDN-SYT-QLHN do Sở Y tế thành phố Hà Nội cấp ngày 22/10/2012, trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày ký ban hành Quyết định này.
Đồng thời, Cục Quản lý dược đã gửi công văn khẩn đề nghị Sở Y tế Hà Nội căn cứ Điều 31 của Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược xem xét việc thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc của Công ty TNHH hóa dược quốc tế Phương Đông theo thẩm quyền và báo cáo kết quả thực hiện về Cục Quản lý dược trước ngày 15-12.
Để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, đồng thời, căn cứ Quy chế số 03/QC-BCA-BYT về công tác phối hợp đảm bảo an ninh, trật tự trong lĩnh vực y tế đã được Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Y tế ký ngày 26/09/2013, Cục Quản lý dược đã chuyển hồ sơ, tài liệu có liên quan đến vụ việc này tới Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về mội trường (C49) – Bộ Công an để cơ quan điều tra xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
Trong thời gian tới, Cục Quản lý dược sẽ tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra hậu mại đối với tất cả các công ty nhập khẩu và kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc trên toàn quốc, nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật trong nhập khẩu và kinh doanh dược phẩm.
Được biết, Salbutamol và clenbuterol đã bị cấm sử dụng trong chăn nuôi từ năm 2002. Đây là hai hóa chất có tác dụng giãn phế quản, được dùng làm thuốc điều trị hen suyễn, điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tuy nhiên, ở Việt Nam, hai chất này thường được sử dụng sai mục đích, trộn vào thức ăn gia súc, gia cầm thúc cho con vật lớn nhanh, mông, vai nở hơn, tỷ lệ nạc cao hơn, màu sắc thịt đỏ hơn... Salbutamol và clenbuterol có tác hại rất lớn. Người sử dụng thịt heo nuôi bằng hai chất trên sẽ có nguy cơ tích lũy trong cơ thể và bị ngộ độc rất cao.
Đồng thời, Cục Quản lý dược đã gửi công văn khẩn đề nghị Sở Y tế Hà Nội căn cứ Điều 31 của Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược xem xét việc thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc của Công ty TNHH hóa dược quốc tế Phương Đông theo thẩm quyền và báo cáo kết quả thực hiện về Cục Quản lý dược trước ngày 15-12.
Để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, đồng thời, căn cứ Quy chế số 03/QC-BCA-BYT về công tác phối hợp đảm bảo an ninh, trật tự trong lĩnh vực y tế đã được Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Y tế ký ngày 26/09/2013, Cục Quản lý dược đã chuyển hồ sơ, tài liệu có liên quan đến vụ việc này tới Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về mội trường (C49) – Bộ Công an để cơ quan điều tra xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
Trong thời gian tới, Cục Quản lý dược sẽ tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra hậu mại đối với tất cả các công ty nhập khẩu và kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc trên toàn quốc, nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật trong nhập khẩu và kinh doanh dược phẩm.
Được biết, Salbutamol và clenbuterol đã bị cấm sử dụng trong chăn nuôi từ năm 2002. Đây là hai hóa chất có tác dụng giãn phế quản, được dùng làm thuốc điều trị hen suyễn, điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tuy nhiên, ở Việt Nam, hai chất này thường được sử dụng sai mục đích, trộn vào thức ăn gia súc, gia cầm thúc cho con vật lớn nhanh, mông, vai nở hơn, tỷ lệ nạc cao hơn, màu sắc thịt đỏ hơn... Salbutamol và clenbuterol có tác hại rất lớn. Người sử dụng thịt heo nuôi bằng hai chất trên sẽ có nguy cơ tích lũy trong cơ thể và bị ngộ độc rất cao.
Chất Salbutamol và Clenbuterol là hoạt chất được sử dụng trong y tế, dùng nhiều tại các khoa hô hấp với các chỉ định thăm dò chức năng hô hấp, điều trị cơn hen, viêm phế quản mạn tính, giãn phế nang.
Trong sản khoa, Salbutamol được sử dụng với chỉ định trong chuyển dạ sớm khi không có biến chứng và xảy ra ở tuần thứ 24 - 33 của thai kỳ, làm chậm thời gian sinh, có tác dụng đối với sự phát triển của phôi thai nhi. Salbutamol và Clenbuterol là thuốc kê đơn, sử dụng cần phải có chỉ định của bác sĩ.
Trong chăn nuôi chất này được sử dụng để kích thích lợn ăn, tạo nạc. Trước đó, vào năm 2010, Bộ NN&PTNT đã ban hành Thông tư 54 quy định chi tiết về kiểm tra các chất tồn dư trong các sản phẩm chăn nuôi, trong đó có 3 chất đặc biệt đáng chú ý là Ractopamine, Clenbuterol và Salbutamol.
Đây là những chất tạo nạc, yêu cầu không được dùng để chăn nuôi. Các chất này bị cấm sử dụng vì nó thuộc nhóm gây ra độc hại khi sử dụng sản phẩm thịt còn dư lượng các chất này. Thời gian gần đây, các cơ quan chức năng mới phát hiện được, song ở tỷ lệ nhỏ và tập trung ở phía Nam, còn phía Bắc thì chưa có nhiều./.