Cách thời gian diễn ra hội thi tay nghề toàn quốc 2 ngày, bà của Quang mất. Nếu không có cú sốc này, có lẽ em đã đạt kết quả thi cao hơn.
Từ cảnh đời cùng cực, sống bôn ba bằng nghề phu hồ, cửu vạn ... chàng trai trẻ Nguyễn Văn Quang quyết định đi học nghề và trở thành học viên giỏi của Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Xây dựng Tam Điệp (Ninh Bình). Em vừa đạt giải trong Hội thi tay nghề toàn quốc năm 2010 và sẽ có cơ hội đi thi thố tay nghề ở tầm quốc tế.
Nhìn gương mặt đen sạm và cứng cỏi của Quang ít ai có thể nghĩ rằng cậu bé đạt giải ba nghề Mộc dân dụng năm nay chỉ mới tròn 20 tuổi. Có lẽ cuộc sống vất vả từ bé đã khiến Quang trưởng thành hơn so với các bạn cùng trang lứa về cả ngoại hình và suy nghĩ.
Từ cảnh đời cùng cực, sống bôn ba bằng nghề phu hồ, cửu vạn ... chàng trai trẻ Nguyễn Văn Quang quyết định đi học nghề và trở thành học viên giỏi của Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Xây dựng Tam Điệp (Ninh Bình). Em vừa đạt giải trong Hội thi tay nghề toàn quốc năm 2010 và sẽ có cơ hội đi thi thố tay nghề ở tầm quốc tế.
Nhìn gương mặt đen sạm và cứng cỏi của Quang ít ai có thể nghĩ rằng cậu bé đạt giải ba nghề Mộc dân dụng năm nay chỉ mới tròn 20 tuổi. Có lẽ cuộc sống vất vả từ bé đã khiến Quang trưởng thành hơn so với các bạn cùng trang lứa về cả ngoại hình và suy nghĩ.
|
Nguyễn Văn Quang |
Quang sinh ra ở làng quê nghèo xã Khánh Tiên (Yên Khánh, Ninh Bình). Mồ côi mẹ từ năm 3 tuổi, ngay sau đó, bố em mắc bệnh thần kinh suốt ngày lang thang ngoài đường. Gia đình đã điều trị mãi cho bố em nhưng không có dấu hiệu hồi phục, tất cả các chi phí sinh hoạt của Quang và bố đều do một tay bà nội lo lắng. Cuộc sống vất vả nên Quang chỉ học hết lớp 9 là bỏ học đi làm kiếm tiền phụ bà nuôi bố.Rồi bà cũng già yếu không thể làm được. Để có tiền nuôi bà và bố, không việc gì Quang không làm qua từ phu hồ đến cửu vạn… Đến lúc này, Quang cũng khổng thể hình dung ra gương mặt của mẹ. Tất cả tình yêu cho mẹ, em giành hết cho bà. "Bà không chỉ là bà của em mà bà còn là mẹ của em. Vậy mà, khi có chút thành công bà lại không còn để em có thể báo đáp công lao nuôi dưỡng của bà”, Nguyễn Văn Quang bùi ngùi nói. Đi phu hồ, cửu vạn... Quang thấy bấp bênh và phải xa nhà. Em muốn học nghề, làm việc gần nhà để có điều kiện chăm sóc bà và bố. Vậy là em nộp hồ sơ xét tuyển vào trường Cao đẳng nghề Cơ điện Xây dựng Tam Điệp. Vì thuộc diện hộ nghèo nên em được miễn hoàn toàn học phí. Quang tâm sự: “Quả thực, nếu không được miễn học phí thì có mơ em cũng không nghĩ tới chuyện đi học”. Ban đầu, em theo học hệ trung cấp nghề. Sau đó, nhờ học khá, tay nghề tốt, em tiếp tục được xét tuyển học liên thông lên hệ Cao đẳng (từ tháng 4-2010. Thầy Phạm Thanh Bình, Trưởng khoa Xây dựng nói: “Quang là học sinh có hoàn cảnh khó khăn thuộc dạng đặc biệt của nhà trường. Em vừa đi học, vừa tranh thủ làm thêm ngoài giờ lên lớp để kiếm tiền nuôi bà và bố. Cuộc sống vất vả nhưng Quang lại là một trong những học viên có học lực và tay nghề tốt nhất trường nên em được chọn đi Hội thi tay nghề quốc gia 2010”. Nói về những dự định trong tương lai, Nguyễn Văn Quang chia sẻ: “Em sẽ cố gắng học tập trở thành giáo viên dạy nghề để có thể truyền đạt kiến thức và hỗ trợ học sinh như các thầy cô đã làm cho em lúc này. Nếu ước mơ này không thực hiện được thì em sẽ cố gắng mở một xưởng mộc riêng để tạo công ăn việc làm cho những học viên có hoàn cảnh khó khăn như em”. Cách ngày diễn ra Hội thi tay nghề toàn quốc 2 ngày (ngày 26-7), bà của Quang mất nên em đã xin rút tên ra khỏi danh sách. Nhà trường đã thuyết phục động viên để Quang tiếp tục tham gia Hội thi. Nếu không có cú sốc này, có lẽ em đã đạt kết quả thi cao hơn. Dự định của Quang là rèn luyện thêm tay nghề để tham gia hội tay nghề ASEAN diễn ra vào tháng 11 năm nay và hội thi tay nghề thế giới tháng 10/2011.
Theo Nông thôn ngày nay