Đông y điều trị chứng uất

Cuộc sống hiện tại với hối hả cho sự mưu sinh, nhiều truyền thống xưa bị thay đổi, nên chứng uất là một bệnh lý có chiều hướng gia tăng (nhất là ở khu vực thành thị, hoạt động ở những lĩnh vực có cạnh tranh gay gắt). Chứng uất dễ xảy ra cùng với những trường hợp bị lường gạt, bị lừa mất tài sản, vợ hoặc chồng có ngoại tình, con cái hư hỏng không đường cứu chữa...

Cuộc sống hiện tại với hối hả cho sự mưu sinh, nhiều truyền thống xưa bị thay đổi, nên chứng uất là một bệnh lý có chiều hướng gia tăng (nhất là ở khu vực thành thị, hoạt động ở những lĩnh vực có cạnh tranh gay gắt). Chứng uất dễ xảy ra cùng với những trường hợp bị lường gạt, bị lừa mất tài sản, vợ hoặc chồng có ngoại tình, con cái hư hỏng không đường cứu chữa...

Uất là khái niệm chung cho một loại bệnh chứng có nguyên nhân từ chính khí bị uất kết, làm cho khí cơ bị uất kết, dẫn đến khí cơ bị uất trệ, rồi lần lượt đến thấp, đờm, nhiệt, huyết bị thực uất. Khí uất sẽ làm thương âm, bắt đầu là thương khí, rồi đến thương huyết và cuối cùng thành thương lao.

Uất là do tình chí bị uất kết, không thông suốt dẫn tới hoạt động của khí cơ rối loạn, khí uất tắc lại với các triệu chứng: trong lòng u uất, bế tắc không lối thoát, tính tình thay đổi, hay cáu gắt, giận hờn, cạnh sườn trướng đau, trong họng như bị vướng nghẽn cục gì, mà không thể khạc nhổ ra được (dị cảm ở họng).

Để điều trị chứng uất, điều quan trọng là người bệnh phải tự giải thoát điều uất ức, nỗi phiền muộn của mình là chính. Ngoài ra, người thân và thầy thuốc phải dùng liệu pháp tâm lý để phân tích, chỉ ra và khuyên giải để người bệnh tự giải điều phiền uất. Theo y học cổ truyền, chứng uất có thể điều trị bằng thuốc, phải căn cứ vào nguyên nhân và thể bệnh để cho dùng các bài thuốc tương ứng, thích hợp.

- Thể can khí uất kết: tình chí uất ức, tâm thần bất an, ngực sườn trướng tức, hay than ngắn, thở dài, bụng trướng, ợ chua, đại tiện thất thường.

Dùng bài thuốc: xuyên khung 12g, đương quy 16g, bạch thược 12g, thục địa 12g, táo nhân 10g, hồng hoa 8g, đào nhân 8g. Sắc uống.

- Thể khí uất hóa hỏa: đau đầu từng cơn dữ dội, miệng đắng, khô, đau cạnh sườn và mệt mỏi, đau bụng (nếu là phụ nữ thì kinh nguyệt rối loạn).

Dùng bài thuốc: thương truật 12g, xuyên khung 12g, hương phụ 12g, thần khúc 12g, chi tử 12g.

- Thể đờm khí uất kết: có cảm giác vướng dị vật (vật lạ) ở cổ họng mà không khạc ra được, cũng không nuốt tươi vào bụng được, cảm giác rất khó chịu, ngực bụng đầy khó chịu.

Dùng bài thuốc: bán hạ 10g, chỉ thực 10g, phục linh 9g, trúc nhự 10g, trần bì 12g, cam thảo chích 4g, đại táo 3 quả, gừng tươi 5 lát.

Thể tâm tỳ hư nhược: hay suy nghĩ căng thẳng, miên man, ăn ít, người mệt mỏi, đại tiện thất thường, nhịp tim rối loạn, hồi hộp, hay quên, mất ngủ.

Dùng bài thuốc: đương quy 12g, phục thần 10g, bạch truật 12g, hoàng kỳ 16g, long nhãn 8g, mộc hương 8g, nhân sâm 8g, viễn chí 8g, cam thảo chích 6g.

Thể uất lâu thương thần: người buồn rầu, tiêu cực hay lo sợ, hoảng hốt, rối loạn tâm thần.

Dùng bài thuốc: sa sâm 12g, đương quy 12g, kỷ tử 16g, mạch môn 12g, sinh địa 24g, xuyên luyện tử 6g, toan táo nhân 8g, địa cốt bì 10g.

Các bài thuốc trên cho 750ml nước, sắc kỹ chắt lấy 250ml nước thuốc, chia uống 3 lần trong ngày. Ngày uống 1 thang, mỗi liệu trình điều trị 7 – 10 ngày.

Bích Trâm (st)

Đọc thêm