Đủ kiểu ngộ độc rượu vì khích bác, buồn tình...

Trong những ngày Tết, Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai phải hoạt động hết công suất bởi số ca ngộ độc rượu nặng tăng mạnh.
Trong những ngày Tết, Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai phải hoạt động hết công suất bởi số ca ngộ độc rượu nặng tăng mạnh.Nhiều lý do ngộ độc Trong số những người đến cấp cứu tại Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai có rất nhiều trường hợp bị ngộ độc rượu cấp tính. Nặng nhất là bệnh nhân Phạm Thanh A, 22 tuổi, ở Phú Bình, Thái Nguyên, nhập viện ngày 3-2 trong tình trạng hôn mê. Người nhà bệnh nhân cho hay, A uống rượu liên tục cả buổi chiều 2-2, đến đêm thì hôn mê, nôn ra máu. Cũng trong tình trạng hôn mê sâu có bệnh nhân Nguyễn Thị Q, 18 tuổi, quê xã Hải Nhân, Tĩnh Gia, Thanh Hoá, ngộ độc rượu cấp tính sau khi uống hết 500ml rượu. Q nhập viện ngày 5-2, giờ đã qua cơn nguy kịch nhưng vẫn cần điều trị thêm vì ngộ độc quá nặng. Người nhà Q cho hay, vì buồn chuyện tình cảm, Q lấy rượu ra uống để “thử cảm giác say rượu như đàn ông”.
Cấp cứu bệnh nhân ngộ độc rượu tại Trung tâm chống độc
Thạc sĩ Nguyễn Trung Nguyên - Trung tâm Chống độc BV Bạch Mai, người tham gia cấp cứu nhiều ca ngộ độc rượu cho hay, bệnh nhân ngộ độc rượu thường gia tăng sau Tết, nhất là tháng Giêng, dịp lễ hội. Hầu hết nạn nhân còn trẻ, uống quá nhiều rượu do bị khích bác. Số bệnh nhân ngộ độc rượu chuyển tới Trung tâm thường là rất nặng, hầu hết trong tình trạng hôn mê với các biến chứng suy hô hấp, hạ đường huyết, thậm chí có trường hợp hôn mê sâu dẫn tới tử vong.Gặp nạn do cồn công nghiệp Thạc sĩ Nguyễn Trung Nguyên cho biết, nghiên cứu của Trung tâm về nguyên nhân ngộ độc rượu cho thấy, phần lớn trường hợp ngộ độc rượu là do uống phải cồn công nghiệp. 50% số bệnh nhân nhập viện xét nghiệm thấy trong máu có nồng độ Methanone rất cao. Đây là chất có trong cồn công nghiệp. Không loại trừ khả năng người nấu rượu pha cồn công nghiệp vào rượu. Thạc sĩ Nguyên khuyên, khi thấy người uống rượu rơi vào tình trạng lẫn lộn, gọi không thưa, nói không ra tiếng, thở khò khè, vã mồ hôi thì nên đưa bệnh nhân tới bệnh viện. Trong trường hợp nhẹ hơn, người nhà vẫn cần lưu ý “để mắt” 10-15 phút lay gọi một lần, tránh tình trạng ly bì. Nếu người say bị bỏ quên sẽ rất dễ rơi vào tình trạng hôn mê sâu. Nếu bệnh nhân ăn được nên cho ăn cháo đường hoặc bón từng thìa nước đường ấm để tránh tình trạng hạ đường huyết.
Theo Hồng Hoa
Dân Việt

Đọc thêm