Đà Lạt đẹp mộng mơ giữa những rừng thông bao quanh thành phố. Về mặt lý thuyết, Đà Lạt là thành phố có đầy đủ điều kiện để trở thành một thành phố du lịch hấp dẫn nhưng suốt nhiều năm qua, hiệu quả phát triển du lịch vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế. Du lịch Đà Lạt vẫn thiếu sự kết nối, chưa có một tour (tuyến) hay một điểm du lịch nổi bật nào tạo được dấu ấn riêng để có thể giữ chân khách.
Chất lượng nguồn nhân lực yếu
Tại cuộc họp HĐND thành phố Đà Lạt 6 tháng đầu năm 2010, Ban Kinh tế - xã hội cũng đã nêu ra một loạt những hạn chế để phát triển du lịch chất lượng cao trong đó có những hạn chế hết sức cơ bản như: chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch không theo kịp được với yêu cầu phát triển du lịch, việc triển khai các quy hoạch chi tiết phục vụ phát triển du lịch chất lượng cao chưa đáp ứng kịp nhu cầu thực tế… Hiện Đà Lạt chỉ có 63/699 cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 5 sao, chiếm tỷ lệ khoảng 10%, một con số khiêm tốn.
Một thực tế nữa là hiện lực lượng nhân lực ngành du lịch Đà Lạt đang thiếu trầm trọng hướng dẫn viên có chuyên môn cao. Hiện nay hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ ở Đà Lạt chỉ đếm được chưa đầy hai đầu bàn tay. Một thực tế hiện nay mà người Đà Lạt nào cũng có thể thấy đó là hầu hết khách du lịch đến Đà Lạt đều tự túc từ A đến Z. Rất khó có thể tìm ra được một điểm hỗ trợ thông tin du lịch nào ở Đà Lạt. Khách du lịch nước ngoài, nhất là khách tây ba lô - loại khách du lịch tiết kiệm, đến Đà Lạt đều dựa vào lực lượng hướng dẫn viên tự phát là những easyrider với vốn ngoại ngữ hạn chế và sự hiểu biết về văn hóa, lịch sử về đất nước nói chung và Đà Lạt nói riêng không mang tính hệ thống và chính vì vậy, đa số họ giới thiệu về Đà Lạt ở trình độ cảm nhận cảm tính cá nhân.
Người viết bài này đã từng đi theo một nhóm tài xế xe bonus chuyên chở khách “Tây” đi du lịch Đà Lạt, họ cùng đưa 3 du khách nước ngoài đi khám phá Đà Lạt theo lộ trình là: thăm vườn hoa khu Vạn Thành – làng dệt lụa tơ tằm ở Lâm Hà - thăm thác Voi (Tà Nung), nhưng chỉ mới đi đến điểm đầu tiên là một vườn hoa cúc ở Vạn Thành thì 3 du khách đề nghị hủy tour vì trong nhóm 3 tài xế kiêm hướng dẫn viên chỉ có 1 người có thể giao tiếp được với họ bằng tiếng Anh, mà cũng chỉ là vốn tiếng Anh kiểu “bồi”. Tour du lịch sau đó không bị hủy vì 3 tài xế không đồng ý - họ đòi bồi thường với lý do “nếu trở về chúng tôi sẽ không thể tìm được khách mới, và ngày hôm nay chúng tôi sẽ không có thu nhập”.
Chuyến đi hôm đó đã diễn ra trong bầu không khí khá nặng nề, các điểm thăm quan đoàn ghé qua cũng không đặc sắc, nhiều địa điểm khá bẩn và anh hướng dẫn pha trò với lời giới thiệu không thiện chí về cách sinh sống của bà con vùng quê mà chúng tôi nghe không biết nên cười hay khóc. Tất cả những điều ấy có lẽ đã tạo ra một dấu ấn không hề tốt đẹp gì trong lòng 3 vị khách nước ngoài.
Các điểm du lịch - thiếu sự kết nối
Xác định cần phải cải thiện, nâng cao chất lương môi trường du lịch Đà Lạt, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Đà Lạt nhiệm kỳ 2005 – 2010 và quyết định của UBND tỉnh năm 2007 đã phê duyệt kế hoạch đột phá, tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Lạt đến năm 2010, trong đó nhấn mạnh phấn đấu đến năm 2010 xây dựng Đà Lạt trở thành đô thị du lịch chất lượng cao của cả nước và khu vực. Nhưng đến nay Đà Lạt vẫn chỉ được đánh giá là thành phố có tiềm năng. Nhiều năm qua, cũng đã có rất nhiều chương trình dự án được đề ra để nâng tầm du lịch Đà Lạt như: xây dựng du lịch làng hoa, du lịch nghỉ dưỡng… nhưng hiện tại thì du khách vẫn chỉ có thể quẩn quanh với những khu du lịch nội thành để ngắm hoa, ngắm cây chứ vẫn chưa có gì mới mang tính đột phá.
Có một thực tế là hơn 90% du khách tôi đề nghị nhận xét về du lịch Đà Lạt đều đem cách làm du lịch của Đà Lạt so sánh với Nha Trang và đánh giá du lịch Đà Lạt không chuyên nghiệp bằng. Họ cho rằng, phần lớn các điểm du lịch ở Nha Trang du khách bỏ tiền ra mua vé, mua tour đều thấy hài lòng vì “đáng đồng tiền bát gạo” thì một số điểm du lịch ở Đà Lạt bỏ tiền ra mua vé họ lại cảm thấy đắt vì mới đi dạo vài phút đã không biết làm gì nữa. Đó cũng là một trong những lý do khiến du lịch Đà Lạt đang mất điểm trong mắt du khách. Song song đó, từ lâu nay, sức hút đối với khách quốc tế của du lịch Đà Lạt chưa mạnh nếu không muốn nói là yếu hơn rất nhiều so với Nha Trang và Đà Nẵng hay cả với thành phố du lịch còn rất non trẻ là Phan Thiết (Bình Thuận). Và trong 3 năm qua, khách quốc tế đến Đà Lạt chỉ chiếm khoảng 10% tổng lượng khách đến Đà Lạt. Tính từ năm 2007 đến hết năm 2008, chỉ ước đạt hơn 200 ngàn lượt.
Không thể phủ nhận, thời gian gần đây các doanh nghiệp, thành phần kinh tế đầu tư vào các loại hình du lịch được các cấp chính quyền thành phố quan tâm. Nhiều chương trình lễ hội cũng được thành phố tổ chức hằng năm nhằm thúc đẩy và quảng bá du lịch nhưng vẫn chưa tạo được sức bật cho tên gọi của “Chương trình phát triển du lịch chất lượng cao” mà Đà Lạt đang nỗ lực xây dựng. Đi một vòng, sẽ thấy hầu hết các điểm du lịch mới cũng như cũ ở Đà Lạt đều xây dựng rời rạc, ná ná nhau, các đơn vị được cấp phép đầu tư thì mạnh phần ai nấy xây dựng mà thiếu sự kết nối để tạo ra một tour hay một tuyến du lịch nổi bật, tạo được dấu ấn riêng để giữ chân khách.
Nếu du lịch Đà Lạt không có những chương trình kế hoạch để nhanh chóng nâng cao chất lượng du lịch thì có nguy cơ sẽ bị thụt lùi ngay cả so với chính mình.
Chất lượng nguồn nhân lực yếu
Du khách tham gia hoạt động quảng bá du lịch Đà Lạt tại festival hoa 2010. |
Một thực tế nữa là hiện lực lượng nhân lực ngành du lịch Đà Lạt đang thiếu trầm trọng hướng dẫn viên có chuyên môn cao. Hiện nay hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ ở Đà Lạt chỉ đếm được chưa đầy hai đầu bàn tay. Một thực tế hiện nay mà người Đà Lạt nào cũng có thể thấy đó là hầu hết khách du lịch đến Đà Lạt đều tự túc từ A đến Z. Rất khó có thể tìm ra được một điểm hỗ trợ thông tin du lịch nào ở Đà Lạt. Khách du lịch nước ngoài, nhất là khách tây ba lô - loại khách du lịch tiết kiệm, đến Đà Lạt đều dựa vào lực lượng hướng dẫn viên tự phát là những easyrider với vốn ngoại ngữ hạn chế và sự hiểu biết về văn hóa, lịch sử về đất nước nói chung và Đà Lạt nói riêng không mang tính hệ thống và chính vì vậy, đa số họ giới thiệu về Đà Lạt ở trình độ cảm nhận cảm tính cá nhân.
Người viết bài này đã từng đi theo một nhóm tài xế xe bonus chuyên chở khách “Tây” đi du lịch Đà Lạt, họ cùng đưa 3 du khách nước ngoài đi khám phá Đà Lạt theo lộ trình là: thăm vườn hoa khu Vạn Thành – làng dệt lụa tơ tằm ở Lâm Hà - thăm thác Voi (Tà Nung), nhưng chỉ mới đi đến điểm đầu tiên là một vườn hoa cúc ở Vạn Thành thì 3 du khách đề nghị hủy tour vì trong nhóm 3 tài xế kiêm hướng dẫn viên chỉ có 1 người có thể giao tiếp được với họ bằng tiếng Anh, mà cũng chỉ là vốn tiếng Anh kiểu “bồi”. Tour du lịch sau đó không bị hủy vì 3 tài xế không đồng ý - họ đòi bồi thường với lý do “nếu trở về chúng tôi sẽ không thể tìm được khách mới, và ngày hôm nay chúng tôi sẽ không có thu nhập”.
Chuyến đi hôm đó đã diễn ra trong bầu không khí khá nặng nề, các điểm thăm quan đoàn ghé qua cũng không đặc sắc, nhiều địa điểm khá bẩn và anh hướng dẫn pha trò với lời giới thiệu không thiện chí về cách sinh sống của bà con vùng quê mà chúng tôi nghe không biết nên cười hay khóc. Tất cả những điều ấy có lẽ đã tạo ra một dấu ấn không hề tốt đẹp gì trong lòng 3 vị khách nước ngoài.
Các điểm du lịch - thiếu sự kết nối
Xác định cần phải cải thiện, nâng cao chất lương môi trường du lịch Đà Lạt, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Đà Lạt nhiệm kỳ 2005 – 2010 và quyết định của UBND tỉnh năm 2007 đã phê duyệt kế hoạch đột phá, tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Lạt đến năm 2010, trong đó nhấn mạnh phấn đấu đến năm 2010 xây dựng Đà Lạt trở thành đô thị du lịch chất lượng cao của cả nước và khu vực. Nhưng đến nay Đà Lạt vẫn chỉ được đánh giá là thành phố có tiềm năng. Nhiều năm qua, cũng đã có rất nhiều chương trình dự án được đề ra để nâng tầm du lịch Đà Lạt như: xây dựng du lịch làng hoa, du lịch nghỉ dưỡng… nhưng hiện tại thì du khách vẫn chỉ có thể quẩn quanh với những khu du lịch nội thành để ngắm hoa, ngắm cây chứ vẫn chưa có gì mới mang tính đột phá.
Có một thực tế là hơn 90% du khách tôi đề nghị nhận xét về du lịch Đà Lạt đều đem cách làm du lịch của Đà Lạt so sánh với Nha Trang và đánh giá du lịch Đà Lạt không chuyên nghiệp bằng. Họ cho rằng, phần lớn các điểm du lịch ở Nha Trang du khách bỏ tiền ra mua vé, mua tour đều thấy hài lòng vì “đáng đồng tiền bát gạo” thì một số điểm du lịch ở Đà Lạt bỏ tiền ra mua vé họ lại cảm thấy đắt vì mới đi dạo vài phút đã không biết làm gì nữa. Đó cũng là một trong những lý do khiến du lịch Đà Lạt đang mất điểm trong mắt du khách. Song song đó, từ lâu nay, sức hút đối với khách quốc tế của du lịch Đà Lạt chưa mạnh nếu không muốn nói là yếu hơn rất nhiều so với Nha Trang và Đà Nẵng hay cả với thành phố du lịch còn rất non trẻ là Phan Thiết (Bình Thuận). Và trong 3 năm qua, khách quốc tế đến Đà Lạt chỉ chiếm khoảng 10% tổng lượng khách đến Đà Lạt. Tính từ năm 2007 đến hết năm 2008, chỉ ước đạt hơn 200 ngàn lượt.
Không thể phủ nhận, thời gian gần đây các doanh nghiệp, thành phần kinh tế đầu tư vào các loại hình du lịch được các cấp chính quyền thành phố quan tâm. Nhiều chương trình lễ hội cũng được thành phố tổ chức hằng năm nhằm thúc đẩy và quảng bá du lịch nhưng vẫn chưa tạo được sức bật cho tên gọi của “Chương trình phát triển du lịch chất lượng cao” mà Đà Lạt đang nỗ lực xây dựng. Đi một vòng, sẽ thấy hầu hết các điểm du lịch mới cũng như cũ ở Đà Lạt đều xây dựng rời rạc, ná ná nhau, các đơn vị được cấp phép đầu tư thì mạnh phần ai nấy xây dựng mà thiếu sự kết nối để tạo ra một tour hay một tuyến du lịch nổi bật, tạo được dấu ấn riêng để giữ chân khách.
Nếu du lịch Đà Lạt không có những chương trình kế hoạch để nhanh chóng nâng cao chất lượng du lịch thì có nguy cơ sẽ bị thụt lùi ngay cả so với chính mình.
Nguyên Thi