Dư nợ BĐS khoảng 245 nghìn tỷ đồng tính đến tháng 6/2011

 Dư nợ bất động sản (BĐS) đến tháng 6/2011 khoảng 245 nghìn tỷ đồng, thông tin được đưa ra tại hội thảo “Tác động của thị trường BĐS lên thị trường tài chính Việt Nam, những khuyến nghị chính sách” do Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia tổ chức hôm qua (18/8).

Nợ xấu bất động sản chiếm khoảng 3% tổng dư nợ lĩnh vực này, trong đó, đáng chú ý là nợ thuộc nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) chiếm khoảng 40%.

ảnh minh họa

Dư nợ bất động sản (BĐS) đến tháng 6/2011 khoảng 245 nghìn tỷ đồng, thông tin được đưa ra tại hội thảo “Tác động của thị trường BĐS lên thị trường tài chính Việt Nam, những khuyến nghị chính sách” do Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia tổ chức hôm qua (18/8).

Con số dư nợ BĐS như vậy tương đương với 10% tổng dư nợ của nền kinh tế. Trong bối cảnh thị trường này khá ảm đạm, nợ xấu BĐS chiếm khoảng 3% tổng dư nợ lĩnh vực này, trong đó, đáng chú ý là nợ thuộc nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) khoảng 40% - ông Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia đề cập tại hội thảo.

Ông Nghĩa cho hay, tín dụng BĐS tập trung vào hai thị trường TpPHCM và Hà Nội với tỷ lệ tương ứng là 45% và 18% tổng dư nợ BĐS. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào BĐS cũng giảm mạnh, vốn đăng ký từ mức 26,6 tỷ USD năm 2008 xuống 6,84 tỷ USD năm 2010 và 6 tháng đầu năm nay chỉ còn 305 triệu USD. Trong khi đó, lượng kiều hối đầu tư vào BĐS đang tăng. Theo điều tra 4.000 hộ nhận kiều hối, có tới 52% kiều hối được đầu tư vào BĐS, số còn lại gửi tiết kiệm và tiêu dùng.

Theo ông Nghĩa, một số ngân hàng có tỷ trọng dư nợ BĐS chiếm tới 30 - 40%. Ông Nghĩa nói rằng việc quản lý rủi ro đối với BĐS của các ngân hàng là khá yếu kém, hệ số rủi ro 250% cũng không ngăn ngừa được rủi ro này và việc định giá BĐS thấp với tỷ lệ 50-70% chỉ có tác dụng phòng ngừa nhất định trong điều kiện bình thường.

Hội thảo này được tổ chức trong thời điểm thị trường BĐS ảm đạm. Các khu vực “sốt” giá như dọc trục đại lộ Thăng Long, quốc lộ 32, khu vực Mê Linh… đến thời điểm này được xem là “tụt dốc” thê thảm. Thậm chí, đất nền một số dự án cũng đã giảm giá từ 3 – 5 triệu đồng/m2, thậm chí cả chục triệu đồng. Theo ông Đoàn Văn Hải (văn phòng giao dịch nhà đất tại huyện Mê Linh), mặc dù giá đất tại các dự án giảm nhưng hầu như không có giao dịch, tính thanh khoản kém.

V.H

Đọc thêm