"Đua nhau" nợ thuế

Với lý do làm ăn thua lỗ, nhiều doanh nghiệp ngành xây dựng, bất động sản tại TP HCM nợ thuế giá trị gia tăng đến hàng chục tỷ đồng.

Với lý do làm ăn thua lỗ, nhiều doanh nghiệp ngành xây dựng, bất động sản tại TP HCM nợ thuế giá trị gia tăng đến hàng chục tỷ đồng. Mới đây, Cục Thuế TP HCM đã phải áp dụng biện pháp cưỡng chế hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) đối với Công ty Cổ phần (CTCP) Xây dựng công trình 518 (số 10 đường số 1, Vĩnh Lộc A, Bình Chánh, TP HCM.Các doanh nghiệp “đội sổ nợ” Theo Cục Thuế TP HCM, CTCP Xây dựng công trình 518 nợ thuế GTGT của năm 2009 với 2,3 tỷ đồng. Đây là đơn vị thuộc Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5 và có 22% cổ phần Nhà nước, vốn điều lệ 5 tỷ đồng. Công ty này bị cưỡng chế hóa đơn vì đã nợ thuế quá 90 ngày quy định, và các tài khoản để trừ nợ thuế đã bị “vét sạch”. Tuy nhiên, danh sách nợ thuế năm 2009 và 6 tháng đầu năm 2010 tại TP.HCM không chỉ có công ty trên. Có một danh sách dài các đơn vị “đội sổ”, như Công ty xây dựng dân dụng và công nghiệp (đường Kỳ Đồng, quận 3) nợ 15,5 tỷ đồng, CTCP Thương mại dịch vụ Hùng Thịnh (quận 7) nợ hơn 1,6 tỷ, Công ty TNHH xây dựng Kim Chấn (quận 7) nợ gần 500 triệu đồng.
Một số doanh nghiệp bất động sản chây ỳ đóng thuế GTGT. (Ảnh: Lê Hưng)
Một số doanh nghiệp bất động sản chây ỳ đóng thuế GTGT. (Ảnh: Lê Hưng)
Công ty địa ốc Đất Lành (đường Phổ Quang, phường 2, Tân Bình) nợ gần 1,9 tỷ đồng, Công ty TNHH thương mại - xây dựng kinh doanh nhà Tân Hồng Uy (Bàu Cát 1, phường 13, quận Tân Bình) nợ gần 2 tỷ đồng... Bà Nguyễn Thị Hạnh Nga, Trưởng phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, Cục Thuế TP HCM, cho biết theo thống kê của cục thuế, đứng đầu danh sách nợ thuế GTGT này là các doanh nghiệp (DN) kinh doanh lĩnh vực bất động sản và xây dựng. Hai “loại” DN này vừa “đội sổ” cả về số tiền nợ, lẫn số lượng DN nợ.“Khát vốn” nên chiếm dụng? Theo bà Lê Thị Thu Hương, Phó Tổng Cục Thuế TP HCM, nợ thuế 6 tháng đầu năm 2010 có giảm so với năm 2009 nhưng lại thuộc dạng “khó đòi” hơn. Hiện nay, số thuế mà DN đang nợ chiếm 5% doanh thu thuế của địa bàn. Giải trình chuyện nợ thuế, nhiều công ty lấy lý do làm ăn thua lỗ, khủng hoảng kinh tế. Ông Phan Thế Hưng, đại diện Công ty xây dựng dân dụng và công nghiệp, phân trần: “Chúng tôi có muốn nợ thuế đâu. Kinh tế khó khăn, làm ăn không lãi lại phải trả lương, trả công cho người lao động nên chậm nộp thuế”. Bà Hạnh Nga thì nhìn nhận: “Phần lớn đơn vị nợ thuế là kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản, xây dựng. Thực tế các doanh nghiệp này luôn cần nguồn vốn lớn, trong khi vay vốn từ ngân hàng khó khăn, huy động từ các nguồn khác cũng không khả quan, nên họ chây ỳ nộp thuế để lấy tiền này làm vốn”. Hình thức này là một cách “chiếm dụng vốn” của Nhà nước, làm eo hẹp nguồn thu để cân đối nguồn vốn công. Cục Thuế TP HCM cho biết đang triển khai nhiều biện pháp để giảm nợ thuế đầu năm 2010, cưỡng chế nợ. Hiện có đến hàng nghìn DN nợ thuế và số đến hạn 90 ngày đang gia tăng.
Theo Phương Nhi
Đất Việt

Đọc thêm