Thành viên các nước thuộc khu vực đồng Euro và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã chấp thuận khoản tiền cứu nguy chưa từng có trong lịch sử - lên đến 110 tỷ euro (146 tỷ USD), để “cấp cứu” nền kinh tế Hy Lạp.
[links()]
|
Thủ tướng Ðức Angela Merkel tuyên bố sẽ hỗ trợ cho Hy Lạp đạt được thỏa thuận với EU và IMF về kế hoạch cứu nguy
|
Thủ tướng Luxembourg, Jean-Claude Juncker đã loan báo thỏa thuận này hôm qua tại Brussels (Bỉ), sau cuộc họp của bộ trưởng tài chính các nước Liên minh châu Âu (EU). Kế koạch cứu nguy được hy vọng sẽ được lãnh đạo các nước châu Âu chấp thuận tại một hội nghị thượng đỉnh đặc biệt được tổ chức trong tháng này.
Thủ Tướng Hy Lạp George Papandreou cùng ngày khẳng định kế hoạch này là cần thiết để tránh trường hợp bị phá sản. Ông cũng nói thêm rằng Hy Lạp sẵn sàng có những hy sinh lớn.
Theo kế hoạch cứu nguy vừa được EU và IMF chấp thuận, 15 nước trong EU và IMF sẽ chấp nhận cho Hy Lạp vay những khoản nợ. Đức sẽ là nước đóng góp nhiều nhất, nhưng Đức không muốn tháo khoán ngân quỹ nếu Athens không triển khai các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” tiếp theo. Bộ trưởng Kinh tế Đức Rainer Bruederle tuyên bố rằng chính phủ Đức sẽ xem xét kỹ thỏa thuận ứng cứu trước khi quyết định mức đóng góp của nước này.
Trước đó, Hy Lạp cam kết đưa thâm hụt ngân sách của mình xuống dưới mức 3% - tức là dưới ngưỡng được châu Âu cho phép, vào năm 2014, để có thể nhận được các khoản tiền cho vay nhằm bù lấp khoản nợ công, có thể lên đến 133,3% GDP năm nay, và còn tiếp tục tăng thành 149,1% GDP năm 2013.
Để đạt được mục tiêu này, Hy Lạp sẽ phải áp dụng các biện pháp thắt lưng buộc bụng như, xóa bỏ lương tháng thứ 13 và 14 trong khu vực công. Trợ cấp tháng thứ 13 và 14 của những người về hưu, cả khu vực công và tư cũng bị cắt.
Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Georges Papaconstantiou nhận định các khoản tiền này sẽ đáp ứng được nhu cầu vay tiền của Hy Lạp trong ba năm tới. Khoản tiền này sẽ được rót từ từ và được áp dụng cùng với việc Hy Lạp được đặt dưới sự giám sát từng quí một.
Theo