Gần 9.000 tàu cá TQ đổ ra Biển Đông

Mạng NetEase (Trung Quốc) hôm nay (1/8) dẫn nguồn tin từ Nhật báo Hải Nam cho hay, 12h trưa nay, 8.994 tàu cá ở tỉnh Hải Nam sẽ đổ ra Biển Đông đánh bắt cá, sau khi lệnh cấm đánh cá ở Biển Đông năm 2012 mà Trung Quốc đơn phương áp đặt hôm 15/5 kết thúc.

Mạng NetEase (Trung Quốc) hôm nay (1/8) dẫn nguồn tin từ Nhật báo Hải Nam cho hay, 12h hôm nay, 8.994 tàu cá ở tỉnh Hải Nam đổ ra Biển Đông đánh bắt cá, sau khi lệnh cấm đánh cá ở Biển Đông năm 2012 mà Trung Quốc đơn phương áp đặt hôm 15/5 kết thúc.

Lệnh cấm đánh cá ở Biển Đông năm 2012 mà Trung Quốc đơn phương áp đặt hôm 15/5 là lệnh cấm đánh cá lần thứ 14 được thực thi trên Biển Đông, có hiệu lực (đối với Trung Quốc) kể từ 12h ngày 16/5 đến 12h ngày 1/8.

Ngư dân Trung Quốc chuẩn bị ra khơi trong đợt này.
Ngư dân Trung Quốc chuẩn bị ra khơi trong đợt này.

Theo trang Sina.com, trong lần ra khơi đánh cá này, có khoảng 8.994 tàu cá với 35.611 ngư dân, giảm 920 tàu so với năm ngoái.

Vì thời điểm kết thúc lệnh cấm đánh cá trùng với ngày rằm nên trăng rất sáng, điều đó không có lợi cho các tàu cá chuyên đánh bắt bằng đèn điện ra khơi, nên có thể 200 tàu cá loại này sẽ ra khơi trễ hơn vài ngày.

Tuy nhiên, người quản lý cảng Tam Á không nói rõ những khu vực cụ thể sẽ đánh bắt trên Biển Đông.

Nhưng theo Cục quản lý Đại dương và Thủy sản Hải Nam, các tàu này sẽ đánh bắt tại khu vực mà họ gọi là "ngư trường Tam Sa". Cục này nhấn mạnh, sẽ tổ chức đóng thuyền lớn cho ngư dân tiến ra biển sâu; mở rộng phạm vi khai thác đánh bắt cá ở cả "Nam Sa, Tây Sa và Trung Sa". (Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam là Nam Sa và và Tây Sa, gọi bãi đá ngầm Macclesfield là Trung Sa).

Theo Nhật báo Hải Nam, từ hôm qua (31/7), các ngư dân ở Hải Nam đã tích cực chuẩn bị cho việc đổ ra biển đánh bắt. Các ngư dân Trung Quốc đã làm sạch tàu thuyền, nạp nhiên liệu, tích trữ lương thực chờ khi lệnh cấm đánh bắt cá (mà Trung Quốc đơn phương áp dụng ở Biển Đông) kết thúc. Có 8.994 tàu cá ra biển đợt này.

Theo người phụ trách Cục quản lý Đại dương và Thủy sản Hải Nam thì "các cơ quan chức năng huyện thị ven biển đang dốc sức làm tốt công tác an ninh đảm bảo điều kiện thuận lợi cho ngư dân ra khơi".

Ngư dân Trung Quốc chỉnh lưới cho chuyến đi.
Ngư dân Trung Quốc chỉnh lưới cho chuyến đi.

Trước đó, chiều 15/7, một đội gồm 30 tàu cá xuất phát từ tỉnh đảo Hải Nam của Trung Quốc đã tới một địa điểm đánh bắt cá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đây là đội tàu cá lớn nhất từ đảo Hải Nam tới quần đảo Trường Sa. Các tàu này đã tới vùng biển thuộc Bãi đá Chữ thập của Việt Nam sau khi trải qua hải trình kéo dài 78 giờ đồng hồ.

Tân Hoa Xã dẫn lời các thủy thủ cho biết, đội này, gồm có một tàu tiếp tế nặng 3.000 tấn và 29 tàu nặng hơn 140 tấn, sẽ đánh bắt cá gần bãi đá ngầm này từ 5-10 ngày. Tàu tuần tra ngư nghiệp Ngư Chính 310 đã tới khu vực trên để bảo vệ các hoạt động đánh bắt cá.

Phản ứng trước động thái đơn phương cuả Trung Quốc, ngày 13/7, đại diện Ủy ban Biên giới quốc gia - Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh rằng hoạt động khai thác của ngư dân Trung Quốc ở khu vực quần đảo Trường Sa là phi pháp, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này.

Lệnh cấm đánh cá của Trung Quốc nói trên đã bị các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam bác bỏ bởi không có cơ sở pháp lý nào.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao chiều 15/5 tuyên bố, Việt Nam phản đối việc Trung Quốc công bố thực thi lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông. Đây là quyết định “đơn phương” và “không có giá trị”.

Bộ Ngoại giao Philippines cũng đã khẳng định nước này sẽ không công nhận lệnh cấm nói trên. Ngoại trưởng Albert del Rosario nhấn mạnh động thái của Bắc Kinh “xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Philippines” và Manila “sẽ thực thi các đặc quyền hợp pháp theo Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS)”.

Q.M (tổng hợp)

Đọc thêm