Ghi buổi học đầu tiên sau lũ

Ngày 25-10-2010, chúng tôi trở lại vùng rốn lũ. Con đường đến trường bao nỗi truân chuyên với bùn đất, có nơi học sinh phải vượt qua sông suối, những cây cầu, những đoạn đường bị sạt lở, bị trôi trong trận lũ kép kinh hoàng.
Ngày 25-10-2010, chúng tôi trở lại vùng rốn lũ. Con đường đến trường bao nỗi truân chuyên với bùn đất, có nơi học sinh phải vượt qua sông suối, những cây cầu, những đoạn đường bị sạt lở, bị trôi trong trận lũ kép kinh hoàng.
Thuyền vẫn còn dưới sân trường. (Ảnh gdtd.vn)
Ông Dư Lý Trí - Phó Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT cho biết: Sáng ngày 25, buổi học đầu tiên sau lũ, cả tỉnh Hà Tĩnh còn 43 trường (trong đó có 23 trường MN) chủ yếu ở vùng rốn lũ: Hương Khê, Vũ Quang, Hương Sơn chưa tổ chức giảng dạy vì vẫn ngập trong lũ… Chúng  tôi về vùng “rốn lũ” Đức Lĩnh. Tại Trường MN Đức Lĩnh  1, GV, phụ huynh và 60 cán bộ, chiến sỹ Đơn vị D5, E335, F324 QK4 đang nạo vét, xả nước lau chùi lớp học. Cô Nguyễn Thị Lý - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Lũ ngập nóc nhà. Đồ dùng dạy học coi như xóa số. Nếu cố gắng phải một tuần nữa, nhà trường mới tiếp nhận HS đến lớp”.
Vệt nước ngập vẫn còn in trên tường. (Ảnh gdtd.vn)
Chúng tôi đến thăm Trường THCS Bồng Lĩnh (Vũ Quang, Hà Tĩnh). Cô giáo Nguyễn Thị Minh Thành – Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Buổi học đầu tiên, không có GV nào nghỉ dạy. Toàn trường có 735 HS vắng 12 em do bị cảm cúm, đau mắt đỏ”.
Có vở bút để học rồi! (Ảnh gdtd.vn)
Sân trường, tường lớp vẫn còn bùn đất bám đầy. Cây cối trong trường ủ rũ sau nước lũ ngâm. Bàn ghế, đồ dùng dạy học còn tả tơi và ngổn ngang, nhưng nụ cười đã rạng rở trên khuôn mặt của các em học sinh vùng lũ.
Một số GV nội trú, nhờ bà từ dưới xuôi lên trông cháu để lên lớp
Vừa dạy, học, vừa sắp xếp, thu dọn nơi ăn chốn ở, vừa nhận, phân phối hàng cứu trợ. Các em học sinh vui mừng: “Có giấy bút đây rồi!” Ti vi vẫn còn che ni lông, sách vở ướt, mục nát đã ba ngày nhưng chưa hong khô. Giáo án cũ ngâm trong nước lũ, nhưng buổi đầu tiên lên lớp, không ai không soạn giáo án. “Hôm qua mất điện, em phải đốt nến soạn giáo án, bởi vì học sinh vượt lũ đến không thể dạy gì thì dạy”.
Tận dụng sửa chữa thiết bị dạy học để sử dụng
Trước giờ lên lớp, cô Lê Thị Khuyên (GV Toán) đang xem lại giáo án. “Em dạy Tiết 17 bài chia đa thức một biến đã sắp xếp. Đây là một bài khó đối với HS nên phải tìm một cách dạy để HS dễ dàng tiếp nhận”“Mặc dù thư viện, thiết bị bị ngâm, chôn vùi trong nước, nhưng GV lượm lặt, sắp xếp những gì còn lại có thể dùng được”. Thầy Phan Văn Hùng - Hiệu trưởng nói
Ngậm ngùi khi đồ chơi trẻ em của Trường Mầm non Đức Lĩnh 1 bị hỏng
Cô Nguyễn Thị Mỹ - GV Sinh vật đang có mặt tại phòng thiết bị, sắp xếp, lấy dây thép chằng, buộc những bộ phận bị đứt, trên dụng cụ thực hành là bộ xương người để dạy cho HS lớp 8A vào tiết 4.
Nụ cười học sinh sau lũ
Các em vui mừng vì có thể trở lại trường học
Do lũ, do cơ sở vật chất chưa hoàn thiện, nên trường THPT Cù Huy Cận phải mượn do cơ sở vật chất Trường THCS Bồng Lĩnh để giảng dạy. “Chúng tôi đã nỗ lực để chống lũ, nhưng tất cả sách vở, đồ dùng dạy học mất sạch. Chiều 25-10, buổi học đầu tiên sau lũ. Sáng 25 chúng tôi đã họp hội đồng. Gia cảnh CB, GV sau lũ chồng chất khó khăn, nhưng chúng tôi xác định: Buổi học sau lũ phải là buổi học mang tinh thần  của Sơn Tinh chống lũ”. Thầy Nguyễn Hữu Toàn- Hiệu trưởng nhà trường trao đổi.
Theo GDTĐ

Đọc thêm