Giá đất đắt đỏ - “bệnh tật” của nền kinh tế

Với các nền kinh tế thị trường đầy đủ, chuyện tăng giá một vài chục phần trăm đã là một cơn sốt cần đến sự can thiệp của nhà nước, thì với thị trường bất động sản Việt Nam, chuyện tăng giá đã vượt qua nhiều lần con số đó. Không những thế, nó còn kéo dài gây những hậu quả khôn lường cho nền kinh tế.

Với các nền kinh tế thị trường đầy đủ, chuyện tăng giá một vài chục phần trăm đã là một cơn sốt cần đến sự can thiệp của nhà nước, thì với thị trường bất động sản Việt Nam, chuyện tăng giá đã vượt qua nhiều lần con số đó. Không những thế, nó còn kéo dài gây những hậu quả khôn lường cho nền kinh tế.

Sự tăng nóng của thị trường này đã thu hút quan tâm của mọi tầng lớp trong xã hội. Người ta bàn đến chuyện giá đất ở mọi lúc, mọi nơi, không chỉ là nơi quán nước, trên bàn tiệc, các diễn đàn online mà còn ở các công sở. Không chỉ các văn phòng nhà đất mới buôn đất mà còn chuyện buôn đất còn lôi kéo cả công chức, giáo viên vào cuộc. Thật không ngoa khi nói rằng, ở Hà Nội, người người buôn đất, nhà nhà buôn đất.

Một vị đại tá quân đội cho hay, lương bổng với ông chẳng quan trọng. Mỗi năm ông bán được vài lô đất, vô tư chi tiêu.

Ở các nước phát triển, các hoạt động kinh tế liên quan đến bất động sản chiếm khoảng 25-30% tổng lượng hoạt động của nền kinh tế. Với Việt Nam, chưa có cơ quan nào điều tra nhưng chắc chắn con số lớn hơn thế rất nhiều.

Sự tập trung cao độ vào buôn đất kiếm lời khiến các hoạt động khác bị chểnh mảng, buông lỏng là đương nhiên.

Hàng trăm dự án nhà ở cho người có thu nhập thấp vẫn nằm trên giấy
Hàng trăm dự án nhà ở cho người có thu nhập thấp vẫn nằm trên giấy

Nhà ở chỉ đáp ứng một trong năm nhu cầu căn bản của con người, nhưng khi nó chiếm tỷ trọng quá lớn là điều không bình thường. Với những người làm công ở các nước phát triển, người ta chỉ mất khoảng vài chục phần trăm tiền lương để trả tiền thuê (hoặc trả góp) nhà hàng tháng.

Với Việt Nam, con số lớn hơn thế rất nhiều. Mỗi căn hộ dạng trung bình giá khoảng 2 tỷ đồng, với một gia đình công chức, có tổng thu nhập 10 triệu đồng/tháng, mỗi tháng tiết kiệm 40% thu nhập (4 triệu đồng), tính ra phải mất 500 tháng (hơn 41 năm) mới đủ tiền mua căn hộ đó.

Giá nhà đất tăng cao, ngày càng đắt đỏ, làm được đồng nào đều lo tích cóp bỏ vào đất mà không mấy quan tâm đến việc đầu tư sản xuất thì khó có thể thúc đẩy sản xuất phát triển. Đất đai đắt đỏ cũng là nguyên nhân chính khiến hàng trăm ngàn doanh nghiệp thiếu đất sản xuất, hàng triệu hộ gia đình phải dùng nơi ở của mình làm nơi kinh doanh. Hàng triệu công nhân phải thuê nhà trọ tạm bợ với những điều kiện sống dưới mức cho phép. Môi trường ô nhiễm, điều kiện sống ngày càng xấu đi.

Đó là những vấn đề của thực tiễn đã tồn tại từ nhiều năm nay.

Chuyện sinh viên không có chỗ thuê trọ, chuyện công nhân ở các khu công nghiệp vẫn phải sống trong các khu ổ chuột vẫn là chuyện "biết rồi, khổ lắm, nói mãi". Đâu đó, trên các diễn đàn Quốc hội, ở các cuộc hội thảo, người ta đã nói về chuyện này, nhưng những giải pháp hữu hiệu thì chưa.

"Đất đai là sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý", điều này đã được quy định trong Hiến pháp năm 1992 và Luật Đất đai năm 1993. Vậy là chuyện giá đất nhảy múa loạn xạ không còn là chuyện của một ai đó nữa rồi. Vừa có quyền năng, vừa có công cụ mà không kiểm soát nổi giá đất là chuyện chỉ có ở xứ ta.

Vừa có quyền năng, vừa có công cụ mà không kiểm soát nổi giá đất là chuyện chỉ có ở VN
Vừa có quyền năng, vừa có công cụ mà không kiểm soát nổi giá đất là chuyện chỉ có ở VN

Hàng trăm dự án nhà ở cho người có thu nhập thấp vẫn nằm trên giấy là làm sao?

Đem điều băn khoăn này bày tỏ với một giám đốc doanh nghiệp xây dựng, anh cho biết: nói vậy mà làm không được vậy. Chủ trương có, dự án có, quỹ đất có, nhưng để được giao đất triển khai là một con đường dài của các thủ tục hành chính, mà thủ tục nào cũng cần phải có bôi trơn. Nhà bán theo giá thị trường thì còn dám bỏ tiền ra chạy, còn nhà giá rẻ thì không ai dám.

Vậy là, đằng sau chuyện khan hiếm quỹ nhà cho người có thu nhập thấp là một căn bệnh khác của nền kinh tế, hay chính xác hơn là bệnh của bộ máy hành chính. Sự quan liêu, cồng kềnh, kém hiệu lực, vô trách nhiệm, đều là những thứ bệnh "xưa như trái đất".

Cũng chính vì sự leo thang của giá nhà đất mà công việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng trở nên vô cùng khó khăn. Hàng trăm dự án triệu đô vẫn kéo dài chưa thể đưa vào khai thác chỉ vì ách tắc trong giải phóng mặt bằng.

Đó không chỉ là nút cổ chai cho các tuyến đường mà còn là nút cổ chai cho cả nền kinh tế.

Đọc thêm