Gia đình Mubarak thâu tóm Ai Cập như thế nào?

Khi một số khách sạn mang tầm vóc lịch sử đã được chính phủ Mubarak đem bán cho những người bạn của ông ta, báo chí địa phương đã lên tiếng phàn nàn về cái gọi là “mùi của tham nhũng”...

Khi một số khách sạn mang tầm vóc lịch sử đã được chính phủ Mubarak đem bán cho những người bạn của ông ta, báo chí địa phương đã lên tiếng phàn nàn về cái gọi là “mùi của tham nhũng”...

[links()]

Theo một báo cáo gần đây của Cơ quan Nghiên cứu của Quốc hội Ai Cập (ECRS) thì sự giàu sang của gia đình Hosni Mubarak và các gia đình cố vấn cao cấp khác dường như tương phản với thực trạng của một đất nước, nơi đang có đến hàng triệu người lao động vất vả nhưng mức thu nhập khá thấp, tỉ lệ lạm phát cao đã làm khó khăn thêm cho một bộ phận người trung lưu và người thất nghiệp, khiến phân hóa giàu nghèo có chiều hướng gay gắt trong xã hội: Gần một nửa nam giới Ai Cập không có việc làm ổn định và 90% nữ giới thất nghiệp trong 2 năm đầu tiên sau khi tốt nghiệp từ các trường học.
 

Người con thứ của Hosni Mubarak: Gamal, người được xem là có triển vọng làm tổng thống mới của Ai Cập sắp tới đây nếu như không vấp phải cuộc biểu tình khổng lồ của nhân dân Ai Cập. Gamal từng học trường đại học Cairo và trải qua 6 năm làm việc trong vai trò của một nhân viên đầu tư ngân hàng tại Mỹ.

Sau đó Gamal bắt tay thành lập công ty tư vấn đầu tư của riêng mình tên là Med Invest Partners, có chức năng chính là giúp các nhà đầu tư phương Tây tìm kiếm cơ hội để mua các cổ phiếu và các công ty ở Ai Cập.

Alaa, người con trưởng của Hosni Mubarak, là một doanh nhân, người này làm chủ một công ty dịch vụ hàng không ở Ai Cập. Cũng theo ông Aladdin Elaasar mặc dù Alaa nói là cảm thấy không còn hứng thú chuyện kinh doanh nhưng mặt khác Alaa cũng bị cáo buộc việc hưởng một khoản tiền kếch xù từ các thành phần kinh tế tư nhân.

Một trong những tin đồn khá dai dẳng là việc Chính phủ Ai Cập đã ban hành một đạo luật vào năm 2001, đó là chế tạo dây đai an toàn trong xe hơi là bởi Alaa đã có sự nhượng bộ với các ông chủ nước ngoài trong việc nhập khẩu dây đai an toàn. Những bạn bè thân cận trong chính phủ của Hosni Mubarak cũng được phát tài khi kết thân với nhà lãnh đạo.

Taher Helmy, cố vấn của Galma và Hosni và là Chủ tịch của Phòng thương mại Mỹ (ACC), gần đây đã mua một căn hộ trị giá đến 6,1 triệu USD, căn hộ hướng mặt ra công viên Central Park ở thành phố New York City.

Một cá nhân khác là Ahmed Ezz, vốn là ông trùm thép và là cánh tay thân cận của Gamal, đã bị cáo buộc lợi dụng mối quan hệ của mình để giành thế độc quyền trong thị trường thép.

Một số cựu thành viên chính phủ của Mubarak đã phải ra trước công chúng vì những cáo buộc tham nhũng. Tuần trước, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập Ibrahim Yosri và 20 luật sư đã đệ đơn kiện Abdel Meguid Mahmoud, tổng công tố viên của Ai Cập, đặt Hosni Mubarak và gia đình của ông ta trước vành móng ngựa vì tội ăn cướp tài sản của công. Tuy nhiên, Ibrahim Yosri không tiết lộ các email nhận xét của mình.

Vào năm 2005, một quan chức cao cấp của Ai Cập do bị chỉ trích khuyết điểm trong nhiều thập kỷ đã  chạy trốn tới Thụy Sĩ và bắt đầu một chiến dịch nhằm đưa Hosni Mubarak ra xét xử tại Tòa án Tư pháp quốc tế Bỉ (BICJ) vì những cáo buộc tội tham nhũng và vi phạm nhân quyền.
Theo ông Mohammad Ghanam, cựu chủ tịch của đơn vị nghiên cứu pháp lý thuộc Bộ Nội vụ Ai Cập (EIM) cho biết: “Họ đã tham nhũng cực kỳ nghiêm trọng, trục tiếp tạo nên thực trạng hiện tại của Ai Cập chúng ta, như là tất cả mọi người đều nhìn thấy!”
Theo Cảnh Sát Toàn Cầu

Đọc thêm