Giá trị hôn nhân & gia đình ở Việt Nam đang thay đổi

“Một vấn đề của gia đình Việt Nam hiện đại đang nảy sinh và sẽ ngày càng phổ biến đòi hỏi chúng ta cần có thái độ ứng xử và giải quyết như vấn đề chăm sóc người cao tuổi, vấn đề giáo dục con cái, về gia đình đơn thân, xu hướng làm mẹ đơn thân, về hôn nhân lưỡng giới, đồng giới”… Đó là nhận định của các đại biểu trong Hội thảo khoa học quốc tế "Thực tại và tương lai các gia đình Việt Nam trong thế giới hội nhập" do Trường Đại học Văn hóa tổ chức vào ngày 29/11 tại Hà Nội.

“Một vấn đề của gia đình Việt Nam hiện đại đang nảy sinh và sẽ ngày càng phổ biến đòi hỏi chúng ta cần có thái độ ứng xử và giải quyết như vấn đề chăm sóc người cao tuổi, vấn đề giáo dục con cái, về gia đình đơn thân, xu hướng làm mẹ đơn thân, về hôn nhân lưỡng giới, đồng giới”… Đó là nhận định của các đại biểu trong Hội thảo khoa học quốc tế "Thực tại và tương lai các gia đình Việt Nam trong thế giới hội nhập" do Trường Đại học Văn hóa tổ chức vào ngày 29/11 tại Hà Nội.

Con cái luôn là nạn nhân của các cuộc ly hôn xanh

Gia đình lỏng lẻo, “ly hôn xanh” gia tăng

Hội thảo khoa học quốc tế “Thực tại và tương lai các gia đình Việt Nam trong thời kì hội nhập” đã thu hút được 74 tham luận của các nhà khoa học, các nhà quản lý, nghiên cứu xã hội học,… đến từ nhiều Viện, Cục, Bảo tàng và nhiều trường đại học trong nước và quốc tế, các nhà khoa học trong và ngoài nước.

Điều gì đang diễn ra trong các gia đình Việt Nam hiện đại? Trước đây, mỗi quan hệ giữa các thành viên trong gia đình gắn chặt với kinh tế. Ngày nay, mỗi thành viên trong gia đình đã có sự độc lập về kinh tế ở một mức độ nào đó. Thiếu sự gắn kết và ràng buộc về kinh tế nên quan hệ tình cảm gia đình cũng trở nên thiếu bền chặt. Tính bền vững của gia đình hiện đại cũng kém hơn, sự gắn bó giữa các thành viên trong gia đình cũng có chiều hướng lỏng lẻo.

Thay đổi về chức năng giáo dục, trong thực tế đã có nhiều ông bố bà mẹ đã phó mặc chức năng giáo dục con cái cho nhà trường, thầy cô giáo. Hiện tượng trẻ em tự kỷ hoặc có những rối nhiễu về tâm, sinh lý ngày càng nhiều. Quan hệ tình dục trước hôn nhân, nạo phá thai ở tuổi vị thành niên, những vụ “ly hôn xanh” (một khái niệm ly hôn khi mà người trong cuộc thực hiện cuộc chia tay vội vã sau cuộc kết hôn chớp nhoáng. Khái niệm “ly hôn xanh” đa số rơi vào nhóm người trẻ, thiếu sự kiên nhẫn, luôn đề cao cái tôi thái quá) cũng gia tăng.

Ngoài ra, những giá trị gia đình như hiếu nghĩa, thủy chung cũng đang có sự biến đổi mạnh mẽ. Trong thực tế, sự gia tăng của số vụ ly hôn và ngoại tình, con cái bỏ rơi, đánh đập, ngược đãi cha mẹ…làm cho giá trị về quan hệ và tình cảm gia đình bị hoen ố.

Cần đào tạo “Gia đình học”

Thực tế cho thấy, vai trò của gia đình trong việc kiểm soát và điều chỉnh hành vi lệch chuẩn của các thành viên rất quan trọng. Các thành viên càng gắn bó với gia đình thì khả năng họ vi phạm pháp luật càng thấp. Đặc biệt, khi vị thành niên tham gia vào việc gia đình, hiển nhiên là họ sẽ không còn nhiều thời gian vào những tác động, lôi kéo của bạn bè xấu và những hoạt động lệch chuẩn.

Ngoài vai trò bình ổn của gia đình, thì đội ngũ cán bộ văn hóa gia đình ở cả cấp trung ương và địa phương có đủ trình độ trí thức vừa sâu, vừa cao và vừa giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng ứng xử, giải quyết tình huống xảy ra trong mâu thuẫn gia đình và xã hội, tham gia vào định hướng nhân cách thành viên gia đình là hết sức quan trọng. Đội ngũ ấy sẽ vận động các gia đình, các thành viên có lối sống phù hợp với thuần phong, mỹ tục, truyền thống văn hóa và cũng nhau xây dựng gia đình văn hóa, gia đình kiểu mẫu, gia đình mẫu mực đạt chuẩn gia đình văn hóa, là việc làm cấp thiết trong bối cảnh xã hội Việt Nam đang có nhiều thay đổi do sự giao lưu, tiếp biến văn hóa với các nước trên thế giới.

Mặc dù, hiện các trường văn hóa- nghệ thuật đã đưa môn học văn hóa gia đình vào giảng dạy cho các chuyên ngành quản lý văn hóa ở các bậc đào tạo cao đẳng, đại học trong một vài năm gần đây theo khung đào tạo chuyên ngành quản lý, văn hóa, văn hóa học, nhưng để đào tạo một môn học thì chưa đủ. Trong khi một lượng lớn cán bộ làm quản lý văn hóa lại kiêm luôn mảng gia đình từ cấp xã, phường tới thành phố đều không được đào tạo chuyên ngành gia đình học. 

Thậm chí, một số cán bộ làm công tác quản lý cấp Trung ương thuộc lĩnh vực gia đình cũng đều từ các ngành đào tạo khác chuyển sang làm công tác kiêm nhiệm nhưng lại không có nên tảng về kiến thức chuyên môn sâu về gia đình. Do đó, cần lắm một ngành đào tạo về Gia đình học trong các trường văn hóa, nghệ thuật. 

Thùy Dương

Đọc thêm